Nghịch lý ở Dabaco: Doanh thu tăng kỷ lục, lợi nhuận quay đầu giảm sâu

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dabaco ước tính doanh thu quý III đạt 4.133 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận giảm 64% về mức 138 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC), trong quý III/2021, công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tiếp tục bùng phát từ tháng 5/2021 và lan rộng ra hầu hết các tỉnh, thành cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và Dabaco cũng không ngoại lệ. 

Tuy nhiên, nhờ việc Dabaco và các công ty con đều thuộc lĩnh vực thiết yếu nên hoạt động kinh doanh của tập đoàn vẫn được duy trì và ghi nhận doanh thu tăng cao kỷ lục.

Trong quý III, Dabaco ước tính ghi nhận 4.133 tỷ đồng doanh thu, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất mà tập đoàn này đạt được trong một quý kinh doanh từ trước đến nay.

Tuy nhiên, những tác động từ dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản chi phí (vận chuyển, xét nghiệm Covid-19, thực hiện 3 tại chỗ…) khiến lợi nhuận sau thuế ước tính của công ty này chỉ đạt 138 tỷ đồng, giảm tới 64% so với cùng kỳ.

Nghịch lý ở Dabaco: Doanh thu tăng kỷ lục, lợi nhuận quay đầu giảm sâu - 1

Tính trong 9 tháng từ đầu năm, Tập đoàn đã ghi nhận 13.669 tỷ đồng doanh thu, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 37%, chỉ đạt 718 tỷ đồng.

Năm nay, ban lãnh đạo Dabaco đặt mục tiêu doanh thu đạt 15.439 tỷ đồng và lãi sau thuế 827 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 quý đầu năm, công ty này đã hoàn thành 89% chỉ tiêu doanh thu và 87% mục tiêu lợi nhuận ròng.

Dabaco cho biết trong quý IV này, Tập đoàn sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với tình hình mới trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp cả trên người và vật nuôi, nhưng sẽ đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

Trong đó, chú trọng các giải pháp đồng bộ về sản xuất, thị trường và chuỗi cung ứng, khai thác và tối ưu hóa hiệu quả của chuỗi sản xuất 3F.

Các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như trứng, dầu thực vật, thịt lợn, gà… dự kiến tiếp tục là sản phẩm chủ lực mang về doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn.

Bên cạnh đó, tập đoàn đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi tại các địa phương đã được phê duyệt, tuyệt đối không để dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tiến độ.

Trên thị trường chứng khoán, phiên sáng ngày 4/10, cổ phiếu DBC giao dịch ở mức 56.000 đồng/CP.

Nguồn: [Link nguồn]

Đối tác Thái Lan của Shark Liên ở Công ty Nước mặt Sông Đuống mạnh cỡ nào?

WHAUP đã chi hơn 2.000 tỷ đồng để mua 34% cổ phần Công ty Nước mặt Sông Đuống từ ông Đỗ Tất Thắng vào năm 2019.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thị Thu Nga ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN