Đối tác Thái Lan của Shark Liên ở Công ty Nước mặt Sông Đuống mạnh cỡ nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

WHAUP đã chi hơn 2.000 tỷ đồng để mua 34% cổ phần Công ty Nước mặt Sông Đuống từ ông Đỗ Tất Thắng vào năm 2019.

Công ty WHA Tiện ích và Năng lượng (WHAUP), một công ty thuộc Tập đoàn WHA, nhà phát triển hàng đầu trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp tại Thái Lan, có kế hoạch mở rộng quy mô nền tảng giao dịch năng lượng ngang hàng (P2P) khi nhận thấy cơ hội phục vụ nhiều hơn đối tượng khách hàng là các nhà máy sản xuất và tiêu thụ điện năng lượng mặt trời áp mái.

Được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng Khoán Thái Lan (SET), WHAUP nhắm đến các nhà máy trong khu công nghiệp do công ty mẹ điều hành.

“Chúng tôi đang tìm kiếm các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mới, nơi chúng tôi có thể điều hành quy mô thương mại về mua bán điện giữa các khách hàng của mình”, CEO của WHAUP Niphon Bundechanan cho biết. "Kế hoạch mở rộng quy mô nền tảng giao dịch sẽ được hoàn thiện vào năm sau".

CEO của WHAUP - ông Niphon Bundechanan.

CEO của WHAUP - ông Niphon Bundechanan.

Đầu tháng 7, WHAUP đã công bố kế hoạch phát triển nền tảng giao dịch năng lượng P2P được cho là lớn nhất thế giới giữa các nhà máy trong một khu công nghiệp do Tập đoàn WHA điều hành ở quận Pluak Daeng, tỉnh Rayong, Thái Lan.

Dự kiến sẽ có 30-40 nhà máy tham gia vào dự án, theo Niphon. Nền tảng giao dịch, được thiết kế để phục vụ công suất phát điện 100 MW, sẽ được phát triển cho các nhà máy và nhà kho lớn.

Tập đoàn WHA điều hành 11 khu công nghiệp ở Thái Lan, hầu hết nằm trong khu vực Hành lang kinh tế phía Đông.

Tập đoàn này cũng điều hành Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 ở tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Thêm 3 khu công nghiệp mới ở Thái Lan đang được xây dựng, tạo cơ hội cho việc phát triển hơn nữa mảng giao dịch năng lượng P2P, CEO của WHAUP cho biết.

Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 tại Nghệ An.

Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 tại Nghệ An.

WHAUP đang tiến hành thử nghiệm nền tảng giao dịch P2P theo cơ chế sandbox (cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) dưới sự giám sát của Ủy ban Điều tiết Năng lượng Thái Lan (ERC), nhằm mục đích kiểm tra việc quản lý điện lưới vi mô.

Nền tảng này dựa trên khái niệm kinh doanh chuyên nghiệp, cho phép các nhà máy tham gia nền tảng có thể vừa sản xuất vừa tiêu thụ điện.

Công nhân của WHAUP lắp đặt các tấm pin mặt trời trên nóc tòa nhà khu công nghiệp. Ảnh: Bangkok Post

Công nhân của WHAUP lắp đặt các tấm pin mặt trời trên nóc tòa nhà khu công nghiệp. Ảnh: Bangkok Post

Hồi tháng 6, WHAUP đã bắt tay với Sertis Co. và PTT Group để phát triển một nền tảng năng lượng thông minh, nhằm hỗ trợ cho dự án nền tảng giao dịch năng lượng P2P đầy tham vọng này.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ Blockchain sẽ được sử dụng để tối ưu hóa việc quản lý điện năng trên nền tảng giao dịch. Dự kiến, nền tảng giao dịch năng lượng P2P sẽ ra mắt thương mại vào tháng 11 tới.

Đến nay WHAUP đã cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cho các công ty lớn có cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp do WHA điều hành, bao gồm Công viên năng lượng mặt trời Honda 2,5MW và dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời 4,2MW cho Công ty Continental Tyres Thái Lan.

WHAUP dự kiến doanh thu sẽ tăng 25% trong năm nay, tăng từ 1,77 tỷ Baht năm ngoái.

Khoảng 60% tổng doanh thu của WHAUP đến từ hoạt động kinh doanh điện, và 40% còn lại đến từ các hoạt động kinh doanh khác, bao gồm cả cung cấp nước.

WHAUP dự đoán doanh số bán nước hàng năm của họ sẽ tăng từ 114 triệu m3 năm 2020 lên thành 153 triệu m3 trong năm nay.

Ngày 30/9, WHAUP đã báo cáo Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) thông tin: Công ty WHAUP (SG) 2DR - một công ty con của WHAUP, đã gửi đơn kiện Aqua One (do bà Đỗ Thị Kim Liên - Shark Liên làm Chủ tịch HĐQT) và ông Đỗ Tất Thắng lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, liên quan đến vi phạm không hoàn thành các nghĩa vụ theo thỏa thuận mua bán cổ phần.

Bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) - Chủ tịch HĐQT Aqua One.

Bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) - Chủ tịch HĐQT Aqua One.

Theo thỏa thuận, WHAUP (SG) 2DR được quyền bán toàn bộ cổ phần của mình trong Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống (Công ty Sông Đuống) cho Aqua One với giá mà WHAUP (SG) 2DR đã thanh toán đối với các cổ phần đó, cộng với giá vốn ghi sổ theo quy định trong hợp đồng mua bán cổ phần, nếu Công ty Sông Đuống không chuyển cho WHAUP (SG) 2DR giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sửa đổi trước ngày 25/10/2020, với nội dung nâng công suất dự án khai thác từ 300.000 m3/ngày lên 600.000 m3/ngày.

Dù vậy, Công ty Sông Đuống, Aqua One và ông Đỗ Tất Thắng đã không cung cấp được bản đăng ký sửa đổi cho WHATUP (SG) 2DR theo như thoả thuận trước đó.

Ngày 23/11/2020, Công ty WHAUP (SG) 2DR đã gửi thông báo cho Aqua One, về việc WHAUP sẽ thực hiện quyền bán lại cổ phần trong Công ty Sông Đuống cho Aqua One. Theo đó, Aqua One có nghĩa vụ mua cổ phần từ WHAUP (SG) 2DR trước ngày 7/6/2021 theo thỏa thuận mua bán cổ phần.

Tuy nhiên, đến ngày 30/9, Aqua One vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nêu trên. Do đó, WHAUP đã đệ đơn kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) vào ngày 30/9/2021 và yêu cầu Aqua One thực hiện nghĩa vụ của mình theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán cổ phần.

Nguồn: [Link nguồn]

Tập đoàn Thái Lan tố doanh nghiệp của Shark Liên lật kèo

WHAUP đã đệ đơn kiện ra tòa án quốc tế vào cuối tháng 9 và yêu cầu Aqua One mua lại cổ phần trong công ty Sông Đuống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thị Minh Đức ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN