Hải quan họp nóng, công bố hàng loạt vi phạm của Asanzo

Sáng 28/10, Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp nóng với đại diện các bộ ngành, cơ quan điều tra để thống nhất các kết quả điều tra, xác minh liên quan đến các dấu hiệu sai phạm của Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, Công ty CP Tập đoàn Asanzo được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 20/10/2016. Đến nay công ty đã thay đổi đăng ký 6 lần.

Căn cứ kết quả điều tra, xác minh, Bộ Tài chính xác định các dấu hiệu vi phạm cơ bản. Trước hết, đối với vi phạm liên quan đến xâm phạm sở hữu công nghiệp (giả mạo nhãn hiệu).

Theo đó, qua kiểm tra 14 container khai báo hàng hóa nhập khẩu mang nhãn hiệu Asanzo (Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo và Công ty TNHH Đầu thư thương mại Việt Tài), xác định, hàng hóa nhập khẩu gồm: Máy làm mát, lò nướng thủy tinh, lò nướng điện nguyên chiếc, xuất xứ “Made in China”, thể hiện bằng cách dán trực tiếp trên bao bì.

Kết quả giám định tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ, xác định dấu hiệu “Asanzo và hình” gắn trên sản phẩm và bao bì máy làm mát là yếu tố xâm phạm bản quyền. 

Asanzo được xác định là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, có hành vi trốn thuế.

Asanzo được xác định là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, có hành vi trốn thuế.

Trong khi đó, địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Nam là “nhà trọ cho người dân thuê ở và không có bất kỳ công ty nào đăng ký hoạt động kinh doanh tại đây”.

Cơ quan điều tra xác định, Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc về Việt Nam là hành vi nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Về việc sử dụng nhãn hiệu Asanzo và các nội dung khác liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, theo bản án số 01/2019/KDTM-PT ngày 9/1/2019 của TAND cấp cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm công khai về việc “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” giữa Cty Đông Phương và Công ty CP Điện tử Asanzo tuyên xử: “Buộc Công ty CP Điện tử Asanzo phải chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu Asanzo có hình Asanzo dán trên giao diện trang web có địa chỉ http://asanzo.com.vn, biển hiệu, xe tải và các sản phẩm thuộc nhóm 07, 09, 11 (điện tử, điện lạnh, tivi) đang lưu hành trên thị trường, xóa bỏ nhãn hiệu đã dán trên toàn bộ sản phẩm thuộc các nhóm trên đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, Công ty CP Điện tử Asanzo vẫn ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu Asanzo và hình Asanzo cho Công ty CP Tập đoàn Asanzo trên các sản phẩm và chưa xóa bỏ nhãn hiệu đã dán trên toàn bộ sản phẩm thuộc nhóm 07, 09, 11 đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam là không chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, vi phạm các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Cơ quan điều tra xác định, hành vi sử dụng nhãn hiệu Asanzo của Công ty CP Điện tử Asanzo là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan cho biết, các cơ quan liên quan như Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Tổng cục Quản lý Thị trường thống nhất là sớm gửi báo cáo cho Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và báo cáo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình trước ngày 30/10 về vụ việc.

"Xác minh rõ dấu hiệu trốn thuế, vi phạm nhãn mác chỉ là những bước ban đầu, có những cái đã cái xử lý, còn với những dấu hiệu vi phạm về hình sự, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh, điều tra theo quy định. Liên ngành đã trao đổi, đề nghị Bộ Công an, Viện kiểm sát, sớm thực hiện, xác minh nhanh, theo pháp luật", ông Cẩn nói.

Cũng thông tin tại cuộc họp, đại diện Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính thông tin về hành vi trốn thuế của Asanzo. 

Cụ thể: nhiều hạng mục ngoài sổ sách, không xuất hoá đơn VAT nhằm trốn thuế; mua linh kiện thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng kê khai là mặt hàng không thuộc diện chịu thuế; công ty con xuất bán cho Asanzo mặt hàng không xuất hoá đơn VAT và Asanzo cũng không kê khai VAT; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, trong đó ghi thành phẩm điều hoà nhưng ghi là linh kiện; hành vi ghi hoá đơn cao hơn với mục đích trốn thuế. 

Đại diện Bộ Công Thương khẳng định qua thực tế làm việc và xác minh thông tin, đơn vị này cơ bản đồng ý với báo cáo tổng quan của Tổng cục Hải quan. Về việc cấp giấy chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao cho tập đoàn Asanzo, Bộ Công Thương cho rằng đây là trách nhiệm của Hội doanh nghiệp chất lượng cao TPHCM chứ không phải của Bộ.

Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng mà Asanzo xuất đi nước ngoài không phải xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên với hàng hóa lắp ráp, tiêu thụ, lưu thông trong nước, do chưa có quy định cụ thể nên rất khó để kết luận có vi phạm về ghi nhãn hàng hóa “made in Vietnam” hay không.

Ông Lại Anh Tuấn, Đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, đồng tình với việc Asanzo có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng hóa trong nước và xuất đi nước ngoài, có dấu hiệu vi phạm nhãn mác sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, ông này thừa nhận, chưa đủ căn cứ xác định các công ty có phạm tội hay không. Vấn đề này phải có cơ quan điều tra của Bộ Công an vào cuộc.

Chuyển hồ sơ vi phạm thuế của Asanzo sang cơ quan điều tra

Cục Thuế TPHCM đã ra quyết định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN