Công ty vừa được giao nhập khẩu vắc xin Sputnik V về Việt Nam kinh doanh ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Được giao nhập khẩu vắc xin Sputnik V về Việt Nam, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bà Nguyễn Thị Loan cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2020.

Để mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn cung vắc xin Covid -19 đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, Chính phủ đã yêu cầu các nguồn lực cùng vào cuộc trong trận chiến phòng chống dịch bệnh. Ngày 7/8/2021, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex (Vimedimex) nhập khẩu vắc xin Sputnik V về Việt Nam.

Theo thông tin được Vimedimex công bố, doanh nghiệp này đã đàm phán và ký thành công hợp đồng nhập khẩu 10 triệu liều vắc xin Covid-19 Janssen; 5 triệu liều vắc xin Covid-19 Pfizer; 10 triệu liều vắc xin Covid 19 Sputnik V.

Cùng với đó, Vimedimex cũng được đối tác ủy quyền là đơn vị nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam và là Cơ sở đề nghị, đứng tên nộp hồ sơ đề nghị Bộ y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 Hayat-Vax, được sản xuất tại UAE.

Hiện nay, các bên đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nộp vào Bộ y tế xin cấp phép nhập khẩu và đơn hàng đầu tiên dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8/2021, nếu được Bộ y tế phê duyệt, cấp phép nhập khẩu kịp thời.

Vimedimex đã ký thành công hợp đồng mua 10 triệu liều vắc xin Covid 19 Sputnik V

Vimedimex đã ký thành công hợp đồng mua 10 triệu liều vắc xin Covid 19 Sputnik V

Cùng với việc ký thành công đơn hàng nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19 lớn, Vimedimex cũng vừa có kết quả kinh doanh quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo tài chính quý 2 của doanh nghiệp do bà Nguyễn Thị Loan làm Chủ tịch Hội đồng quản trị mới công bố cho biết doanh thu bán hàng hợp nhất của doanh nghiệp đạt hơn 3.960 tỷ đồng, tăng gần 3% so với doanh thu 3.846 tỷ đồng quý 2/2020.

Mặc dù doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng trong quý 2/2021, giá vốn bán hàng của Vimedimex tăng mạnh hơn so với quý 2/2020, kết quả Vimedimex ghi nhận lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt gần 340 tỷ đồng, giảm mạnh so với lợi nhuận gần 361 tỷ đồng của quý 2/2020.

Trong kỳ, Vimedimex ghi nhận chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên lần lượt là 45 và 38 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng giảm từ hơn 300 tỷ xuống chỉ còn 249 tỷ đồng nên doanh nghiệp ghi nhận lãi thuần từ hoạt động kinh doanh gần 13 tỷ đồng, tăng nhẹ so với lãi thuần 11,3 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020.

Cộng với các khoản lợi nhuận khác, Vimedimex lãi trước thuế 13,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 12,3 tỷ đồng của quý 2/2020.

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, Vimedimex báo lãi 9,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ báo lãi 8,1 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Vimedimex đạt doanh thu hơn 8.025 tỷ đồng, giảm hơn 400 tỷ so với doanh thu 8.432 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2020.

Tuy nhiên, nhờ tiết giảm chi phí bán hàng từ hơn 628 tỷ đồng xuống chỉ còn gần 502 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế của Vimedimex 6 tháng đầu năm đạt hơn 19,2 tỷ đồng, tăng nhẹ so với lợi nhuận gần 18,7 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Vimedimex giảm từ hơn 8.305 tỷ đồng đầu năm xuống còn hơn 7.098 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả của doanh nghiệp cũng giảm từ hơn 7.942 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 6.723 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm hơn 90% với hơn 6.700 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng nhẹ từ hơn 363 tỷ đồng đầu năm lên gần 375 tỷ đồng. Vimedimex cũng đang có gần 169 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Giá trị hàng tồn kho đạt hơn 3.663 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cảnh báo “tán gia bại sản” vì chơi tiền ảo đa cấp

Lợi dụng mô hình đa cấp để thực hiện mục đích lừa đảo từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với mọi người,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN