Shark Tank: Shark Bình cam kết hơn 37 tỉ thổi 9 startup "lên mặt trăng, sao Hỏa"

Đây đều là các startup đúng khẩu vị của shark Bình là công nghệ và "có long mạch" nên ông quyết định đầu tư.

Sau 16 tập phát sóng, Shark Tank Việt Nam mùa 4 đã khép lại. Chương trình đón chào 54 startup thuộc 20 lĩnh vực khác nhau, trong đó có 27 startup công nghệ và ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh (chiếm 50% số startup tham gia Shark Tank mùa 4). Mùa này đã ghi nhận 35 thương vụ nhận được cam kết đầu tư từ các shark với tổng số tiền 204.678.000.000 đồng, đạt tỉ lệ 64,81%.

Số vốn cam kết đầu tư của shark Bình dành cho các startup công nghệ tại Shark Tank mùa 4.

Số vốn cam kết đầu tư của shark Bình dành cho các startup công nghệ tại Shark Tank mùa 4.

Trong dàn "cá mập", shark Nguyễn Hòa Bình tỏ rõ ưu thế khi bắt gặp các startup công nghệ. Tổng kết, shark Bình có 9 thương vụ thành công với tổng số tiền cam kết đầu tư là 37.032.550.000 đồng. Các startup được shark này cam kết rót vốn bao gồm: Coolmate, Cloud Cook, Woay, Petkix, eLink Gate, VNG Education 21, Nobita Pro, iCare, LMS. Tất cả đều là startup công nghệ.

Tính quyết liệt trong đầu tư của shark Bình được thể hiện qua màn chốt deal ấn tượng với Coolmate bằng tình huống chuyển khoản đặt cọc ngay sau cái bắt tay trên sóng, đồng thời giải ngân đầu tư cho Coolmate ngay khi chương trình vẫn còn đang phát sóng. Hay như cam kết đầu tư cho thương vụ eLink Gate với sản phẩm công nghệ “made in Việt Nam” mà shark hứa hẹn đưa lên Shark Tank Mỹ.

Startup eLink Gate được shark Bình hứa đưa lên Shark Tank Mỹ.

Startup eLink Gate được shark Bình hứa đưa lên Shark Tank Mỹ.

Nhận xét chung về các startup tai Shark Tank mùa 4, shark Bình cho rằng, khả năng thuyết trình của startup trong mùa 4 đã được cải thiện. Tuy nhiên, theo ông, các startup cần bớt nói về sản phẩm và ước mơ.

“Ước mơ thì rất tốt nhưng các shark quan tâm hơn đến việc làm thế nào để thực hiện ước mơ đó. Để làm được điều đó thì các startup cần phải tập trung vào thị trường và bán hàng. Phải thuyết phục được các shark là thị trường tiềm năng và startup có đủ năng lực kinh doanh để chạm được vào tiềm năng đó”, shark Bình chia sẻ.

Ngoài ra, shark công nghệ cũng cho rằng, startup phải chuẩn bị kỹ càng về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản sinh lợi nhuận và kế hoạch đem lại lợi tức, hoặc là thoái vốn cho các shark vì các shark là những nhà đầu tư tài chính hoặc chiến lược.

Bên cạnh đó, theo shark, các startup cũng cần chú trọng chuyển đổi số trong từng khâu quản trị của doanh doanh nghiệp. “Chúng ta hãy sử dụng các phần mềm để nắm thật vững về tài chính, các con số, KPI”, shark Bình đưa ra lời khuyên.

“Các startup đến Shark Tank để tìm gió đông, để được thổi to bật lên, ra Đông Nam Á, lên mặt trăng, sao Hỏa. Nhưng để được các shark thổi như vậy thì nhất định chúng ta phải có long mạch thì mới thổi được”, shark nói thêm.

Song điều shark Bình chưa hài lòng ở Shark Tank mùa 4 là chưa có một mega-deal, tức là một deal lớn, có giá trị cao, một startup thực sự mạnh và chất lượng.

Nguồn: [Link nguồn]

Startup với chiếc USB ”thần thánh” được shark Bình hứa đưa lên Shark Tank Mỹ

Startup này cung cấp dịch vụ chưa từng có trên thế giới: Đó là chiếc USB "thần thánh" với dịch vụ sửa máy tính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Startup công nghệ tại Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN