Trận đấu nổi bật

Xem thêm

West Ham United vs Liverpool 27/04/24 - Trực tiếp
Logo West Ham United - WHU West Ham United
1
Logo Liverpool - LIV Liverpool
0
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Xếp hạng tiền đạo cắm MU sau Van Nistelrooy: Ronaldo thua xa Van Persie

Sau Van Nistelrooy, MU đã có nhiều tiền đạo cắm với mức độ thành công khác nhau.

   

Rasmus Hojlund là tiền đạo cắm mới nhất của MU sau khi gia nhập từ Atalanta. Vị trí này đã trở nên nhức nhối sau khi MU chia tay Cristiano Ronaldo, một thực tế trái ngược với quá khứ khi CLB thường xuyên có những chân sút giỏi.

Van Nistelrooy là tiền đạo cắm xuất sắc đầu tiên của MU trong thế kỷ XXI

Van Nistelrooy là tiền đạo cắm xuất sắc đầu tiên của MU trong thế kỷ XXI

Vậy kể từ khi Ruud Van Nistelrooy rời MU các trung phong kế cận đã thể hiện ra sao? Ta lấy điểm xuất phát là Van Nistelrooy bởi từ sau tiền đạo người Hà Lan, MU bắt đầu cắm 1 tiền đạo ở trên nhiều hơn thay vì sơ đồ 4-4-2 phổ biến trong thập niên 1990.

14) Wout Weghorst

Một giải pháp “chữa cháy” sau khi Ronaldo đi và phong độ cũng phản ánh đúng thực tế: 2 bàn ghi được của Weghorst đều ở đấu trường cúp trong khi không ghi bàn nào tại Premier League. Điều duy nhất đáng khen với tiền đạo người Hà Lan là anh đá rất chịu khó.

13) Radamel Falcao

Falcao đến ở mùa 2014/15 khi đã bị chấn thương đầu gối làm mất phong độ nên ghi vỏn vẹn 4 bàn trong 29 trận. May cho MU là họ chỉ mượn và trả lại Falcao được cho Atletico ở cuối mùa giải.

Van Persie và Falcao đều xuất chúng nhưng khi họ cùng ở MU phong độ cả hai đều đã xuống

Van Persie và Falcao đều xuất chúng nhưng khi họ cùng ở MU phong độ cả hai đều đã xuống

12) Odion Ighalo

Ighalo cũng đến MU vào tháng 1 như Weghorst nhưng khá hơn khi ghi 5 bàn, toàn ở đấu trường cúp.

11) Michael Owen

Owen trụ ở MU tận 3 mùa giải dù ai cũng thấy cựu QBV năm 2001 lúc đó đã sắp giải nghệ sau quá nhiều chấn thương. Thành tích ghi bàn giảm dần theo mùa (9 – 5 – 3), nhưng ít nhất Owen để lại dấu ấn với bàn thắng muộn trong trận derby Manchester.

10) Anthony Martial

Vẫn bám trụ MU dù rõ ràng đã đến lúc nên bị tống cổ. Có tài năng nhưng không có vẻ gì là chịu khó, thậm chí ở Sevilla cũng chơi tệ hại. Martial ở lại Old Trafford tận hơn 7 năm là minh chứng cho sự tồi tệ của ban lãnh đạo MU chứ không phải tài năng của cầu thủ người Pháp.

9) Romelu Lukaku

Ghi 27 bàn ở mọi giải đấu trong mùa đầu tiên thi đấu cho MU (2017/18) nhưng thừa cân sau World Cup 2018 và mất phong độ nghiêm trọng. Thất sủng dưới thời Ole Gunnar Solskjaer, Lukaku vẫn ghi 12 bàn ở Premier League và thậm chí còn góp công trong màn ngược dòng khó tin trước Paris Saint-Germain ở vòng 1/8 Champions League mùa 2018/19.

Lukaku "đổ đèo" quá nhanh ở MU dù đã có mùa đầu tiên chơi tốt

Lukaku "đổ đèo" quá nhanh ở MU dù đã có mùa đầu tiên chơi tốt

8) Edinson Cavani

MU không mất phí đưa Cavani về năm 2020 và chân sút người Uruguay ghi 17 bàn ở mùa đầu. Tuy nhiên dấu ấn tuổi tác trở nên quá rõ ràng ở mùa tiếp theo và anh rốt cuộc rời CLB để sang Valencia.

7) Henrik Larsson

Larsson đá chỉ có 13 trận trong mùa 2006/07 được MU mượn và ghi có 3 bàn, nhưng 3 bàn đều ghi trong những trận quan trọng (1 trận FA Cup & 1 trận Champions League). Larsson đá có 3 tháng tại Old Trafford nhưng nhận được lời khen nhiệt liệt từ Sir Alex Ferguson, không ngạc nhiên lắm bởi trong 13 trận đó MU duy nhất thua 1 trận trước Arsenal, và họ bắt đầu thua ngược khi Larsson rời sân.

6) Cristiano Ronaldo

Ronaldo này là phiên bản 2021-2022 chứ không phải Ronaldo đá dạt biên giai đoạn 2003 – 2009. 24 bàn ở mùa 2021/22 của CR7 gánh MU tới nhiều trận thắng dù đội rốt cuộc chỉ về đích thứ 6, và vị trí này có lẽ là lý do vì sao Ronaldo gây ồn ào với cách mình ra đi ở mùa tiếp theo.

Ronaldo vẫn ghi bàn tốt ở MU khi trở lại năm 2021, nhưng thành tích đội bóng khiến anh rời đi trong sự ồn ào

Ronaldo vẫn ghi bàn tốt ở MU khi trở lại năm 2021, nhưng thành tích đội bóng khiến anh rời đi trong sự ồn ào

5) Javier Hernandez

Sự xuất sắc của Chicharito nằm ở chỗ không mấy ai kỳ vọng anh sẽ thành công, nhưng tiền đạo nhỏ con người Mexico từ chỗ vô danh đã nhanh chóng trở thành hiện tượng ở Old Trafford. Và Chicharito không cần đá chính nhiều vẫn ghi 50 bàn trong 3 mùa cho Sir Alex Ferguson, trước khi bị ruồng rẫy bởi David Moyes và Louis Van Gaal.

4) Dimitar Berbatov

Ghi 48 bàn trong 108 trận Premier League nhưng Berbatov có vẻ được nhớ đến nhiều hơn bởi bước một rất nhạy của mình. Vấn đề là Berbatov dường như khiến hàng công của MU chậm đi khi anh gia nhập, lối chơi dựa vào kỹ thuật của anh không đáp ứng được tốc độ mà Sir Alex đòi hỏi ở những trận đấu lớn nên tiền đạo người Bulgaria vắng mặt ở trận chung kết Cúp C1 năm 2011.

Ngay cả giải thưởng Vua phá lưới Premier League 2010/11 cũng có điểm trừ: Berbatov ghi có 7 bàn từ đầu năm 2011 đến hết mùa và 7 bàn đó đến trong 4 trận.

3) Carlos Tevez

Sự có mặt của Berbatov là lý do quan trọng dẫn tới Tevez rời MU năm 2009. Ít ai ngăn được bộ ba tấn công Tevez – Ronaldo – Rooney trong mùa 2007/08 bởi họ đều rất nhanh và chính xác trong các pha triển khai, Tevez đá ở đỉnh của bộ ba tấn công này nhưng hoạt động như một tiền đạo ảo.

Sự tỏa sáng của Tevez chỉ diễn ra trong mùa 2007/08 và anh cũng không phải nhân vật chính, nhưng đủ tầm quan trọng để giúp MU đoạt cú đúp Premier League & Cúp C1.

Tam tấu "thần thánh" Rooney - Tevez - Ronaldo

Tam tấu "thần thánh" Rooney - Tevez - Ronaldo

2) Zlatan Ibrahimovic

Ibra đã cao tuổi nhưng 17 bàn trong 28 trận Premier League khiến anh được đề cử cho giải Cầu thủ hay nhất mùa 2016/17 của Hiệp hội cầu thủ (PFA). Anh cũng được chọn vào đội hình tiêu biểu của Europa League và kết thúc mùa giải với 2 danh hiệu League Cup & Europa League cho MU, nhưng chấn thương nặng ở cuối mùa khiến anh mất vị trí vào tay tân binh Romelu Lukaku trước khi rời CLB.

1) Robin Van Persie

Không nghi ngờ gì, Van Persie được mua từ Arsenal sau khi MU mất ngôi Premier League vào tay Man City và anh lâp tức ghi 26 bàn ở mùa 2012/13 để MU đăng quang, đá không sót một trận nào. 2 mùa tiếp theo tiền đạo người Hà Lan vẫn ghi bàn ở con số hàng chục nhưng MU sa sút thời hậu Ferguson.

Nguồn: [Link nguồn]

MU méo mặt vì ”virus FIFA”: Amrabat dính chấn thương, HLV Ten Hag lo sốt vó

Tiền vệ tân binh Sofyan Amrabat của MU trở thành cái tên tiếp theo gia nhập danh sách chấn thương của đội chủ sân Old Trafford.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Q.D ([Tên nguồn])
Manchester United Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN