Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Đông Á Thanh Hóa vs Quảng Nam
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Becamex Bình Dương vs Công An Hà Nội
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Hà Nội vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Fiorentina vs Napoli
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Sông Lam Nghệ An vs Khánh Hòa
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hải Phòng
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thể Công - Viettel vs Thép Xanh Nam Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Quảng Nam vs Becamex Bình Dương
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
TP Hồ Chí Minh vs Công An Hà Nội
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Hà Nội vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Sông Lam Nghệ An
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Khánh Hòa vs Thể Công - Viettel
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Thép Xanh Nam Định vs Hải Phòng
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Hungary vs Thụy Sĩ
Logo Hungary - HUN Hungary
-
Logo Thụy Sĩ - SUI Thụy Sĩ
-
Ba Lan vs Hà Lan
Logo Ba Lan - POL Ba Lan
-
Logo Hà Lan - NED Hà Lan
-
Slovenia vs Đan Mạch
Logo Slovenia - SVN Slovenia
-
Logo Đan Mạch - DEN Đan Mạch
-
Áo vs Pháp
Logo Áo - AUT Áo
-
Logo Pháp - FRA Pháp
-
Slovakia vs Ukraine
Logo Slovakia - SVK Slovakia
-
Logo Ukraine - UKR Ukraine
-
Georgia vs Cộng Hòa Séc
Logo Georgia - GEO Georgia
-
Logo Cộng Hòa Séc - CZE Cộng Hòa Séc
-
Bỉ vs Romania
Logo Bỉ - BEL Bỉ
-
Logo Romania - ROU Romania
-
Scotland vs Hungary
Logo Scotland - SCO Scotland
-
Logo Hungary - HUN Hungary
-
Slovakia vs Romania
Logo Slovakia - SVK Slovakia
-
Logo Romania - ROU Romania
-

Vì sao World Cup 2022 gây tranh cãi nhất lịch sử vẫn đáng chờ đợi?

Sự kiện: World Cup 2026

Ngay trước ngày khai mạc World Cup 2022, những tranh cãi về giải đấu này vẫn diễn ra không ngừng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

  

Nhưng cũng phải thừa nhận, World Cup 2022 sẽ là sự kiện đáng để chờ đợi với người hâm mộ.

Kỳ World Cup của những tranh cãi

Sân vận động Al Bayt - nơi diễn ra Lễ khai mạc World Cup 2022 Ảnh: Goal

Sân vận động Al Bayt - nơi diễn ra Lễ khai mạc World Cup 2022 Ảnh: Goal

Ngày 20/11, trái bóng World Cup 2022 sẽ lăn tại Qatar - quốc gia nhỏ bé nhưng giàu có ở Trung Đông. Tuy nhiên, tới thời điểm này, những tranh cãi, chỉ trích nhắm vào giải đấu lớn nhất hành tinh vẫn diễn ra không ngớt ở khắp nơi trên thế giới, thậm chí có chiều hướng gia tăng.

Cách đây ít hôm, cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter phát biểu rằng, trao quyền đăng cai World Cup cho Qatar là một sai lầm. “Qatar là một quốc gia nhỏ và không tương xứng với quy mô của giải đấu như World Cup”, ông Blatter nói trên truyền thông và còn bóng gió về sự mờ ám, với việc Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đang sống tại Doha, Thủ đô của nước chủ nhà World Cup 2022.

Đội tuyển Đan Mạch muốn mặc những chiếc áo có logo nhà sản xuất phai màu bởi nhãn hàng Hummel “không muốn xuất hiện trong những giải đấu phải trả giá bằng mạng sống”. Đội bóng Bắc Âu cũng tới Qatar mà không có bất kỳ một quan chức nào.

Ở Australia người ta còn sản xuất một video nêu lên mối lo ngại về nỗi khổ của những người lao động nhập cư và về việc những người đồng tính tại Qatar bị kỳ thị đối xử. 8 trong số 32 đội tranh tài dự kiến đeo một dạng băng tay cầu vồng để ủng hộ quyền của người đồng tính.

London tuyên bố rằng họ sẽ không tổ chức các khu vực dành cho người hâm mộ hoặc các buổi chiếu công khai các trận đấu. Paris - quê hương của CLB nổi tiếng PSG do Qatar tài trợ và một số thành phố khác của Pháp cũng làm như vậy.

BBC dẫn lời thị trưởng thành phố Lille mô tả giải đấu năm nay là “vô nghĩa về mặt nhân quyền, môi trường và thể thao”.

Tại Anh, đảng Lao động cho biết họ tẩy chay World Cup và các nghị sĩ đã đến thăm Qatar trong các chuyến đi miễn phí đã bị báo chí lên án.

Richard Madeley, người dẫn chương trình truyền hình của Anh thì phát biểu: “Robbie Williams đến Qatar vì tiền, Black Eyed Peas đến Qatar vì tiền và David Beckham ủng hộ Qatar vì tiền...”.

Về phần mình, trong một bài phát biểu trước Hội đồng Shura - cơ quan lập pháp của Nhà nước Qatar hồi cuối tháng 10, Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani đã gọi những gì đất nước vùng vịnh hứng chịu là một thập kỷ tấn công không ngừng.

“Kể từ khi chúng tôi giành được vinh dự đăng cai World Cup, Qatar đã phải chịu một chiến dịch chưa từng có, chưa nước chủ nhà nào phải đối mặt. Ban đầu chúng tôi xử lý vấn đề một cách thiện chí, thậm chí còn cho rằng một số lời phê bình là tích cực, hữu ích, giúp chúng tôi phát huy những mặt cần phát triển.

Nhưng chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng chiến dịch đang tiếp tục, mở rộng và bao gồm cả việc bịa đặt lẫn tiêu chuẩn kép, cho đến khi nó đạt đến mức độ làm tất cả nghi ngờ đất nước chúng tôi”, The Guardian trích lời Quốc vương Al Thani.

Để đáp trả những đòn “tấn công”, truyền thông Qatar khẳng định tất cả chỉ là đạo đức giả. Hãng tin Al Jazeera Arabic vốn có một phần sở hữu của chính phủ Qatar, đã quảng cáo rầm rộ một bộ phim tài liệu điều tra việc đối xử tệ với người di cư Ả Rập và châu Phi dọc biên giới Hy Lạp với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông cũng lên tiếng ủng hộ người láng giềng.

Nhiều điều đáng chờ đợi

Gạt sang một bên những tranh cãi không ngớt, ông Nasser Al Khater, Giám đốc điều hành của World Cup World Cup 2022 khẳng định họ sẽ mang tới một giải đấu hoàn hảo với những trải nghiệm tuyệt vời.

Có tổng cộng 22.000 camera lắp đặt tại 8 sân vận động, mọi diễn biến dù là nhỏ nhất đều được truyền về trung tâm chỉ huy. Từ dữ liệu này, trung tâm chỉ huy sẽ phân tích, đưa ra hướng xử lý khi phát sinh sự cố.

Trái bóng sử dụng tại World Cup 2022 cũng rất đặc biệt khi được gắn kèm một bộ cảm biến nhằm xác định cầu thủ đã việt vị hay chưa.

Cộng thêm hệ thống camera dày đặc, hình ảnh về các tình huống việt vị ngay lập tức được chiếu lên các màn hình cỡ lớn trên sân.

Với người hâm mộ, ông Nasser Al Khater tự tin nước chủ nhà có thể đáp ứng mọi yêu cầu về đi lại, ăn nghỉ ở mức độ tốt nhất: “Hệ thống đường sá mới, tàu điện ngầm, sân bay, khách sạn, các cơ sở du lịch và sân vận động có điều hòa không khí đã được lên kế hoạch ngay cả trước khi chúng tôi giành quyền đăng cai World Cup. Việc của các bạn là hãy tới và tận hưởng bầu không khí bóng đá đỉnh cao”.

Không chỉ tập trung vào các trận cầu, Qatar cũng cam kết sẽ biến 1 tháng diễn ra World Cup 2022 trở thành ngày hội văn hóa, âm nhạc.

Ước tính có khoảng 5 tỷ người theo dõi sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh nên nước chủ nhà muốn tạo ra một sân khấu lớn đa sắc màu nhằm quảng bá hình ảnh.

Hãng tin Al Jazeera Arabic cho hay, xuyên suốt 29 ngày diễn ra World Cup 2022, tổng cộng có hơn 90 sự kiện đặc biệt sẽ bên lề giải đấu…

Tại địa điểm tổ chức các sự kiện lớn sẽ có khu vực xem trận đấu, lễ hội âm nhạc, trưng bày văn hóa và biểu diễn đường phố với hàng trăm nghệ sỹ tên tuổi tới từ khắp nơi trên thế giới.

Tờ Thenationalnews thì chia sẻ, điểm nhấn lớn nhất trong những sự kiện bên lề là ba lễ hội âm nhạc hoành tráng. Lễ hội Arcadia diễn ra từ ngày 19/11 - 18/12 tại một địa điểm được xây dựng gần ga tàu điện ngầm Ras Bu Fontas.

Arcadia có ba sân khấu chính, dự kiến sẽ đón 25.000 người mỗi ngày, với các DJ hàng đầu biểu diễn. Lễ hội cũng có sự xuất hiện của chú nhện khổng lồ làm từ kim loại, nặng 50 tấn. Chú nhện này từng xuất hiện trong các lễ hội âm nhạc nổi tiếng như Glastonbury ở Anh và Ultra Music Festival ở Mỹ.

Trong khi đó, Daydream Festival Qatar diễn ra từ ngày 22/11 - 18/12 tại Câu lạc bộ golf Doha với dàn DJ đông đúc cùng sân khấu cao tới 45m. Daydream dành riêng cho các tiết mục EDM đang thịnh hành. Cuối cùng là lễ hội World Stage với một loạt buổi hòa nhạc có các nghệ sĩ hạng A ở nhiều thể loại từ nhạc Pop, Rock hay R&B Latin.

Ông Mac S Far, Giám đốc điều hành Công ty tổ chức sự kiện Alchemy Project Entertainment - đơn vị được giao tổ chức toàn bộ những sự kiện bên lề World Cup hào hứng nói: “Chúng tôi phải tạo ra ấn tượng để mọi người biết rằng Trung Đông sẽ là điểm đến của thế giới trong tương lai. Chúng tôi sẽ cho thấy chúng tôi có thể tổ chức sự kiện phức tạp cùng lòng hiếu khách mà thế giới chưa từng thấy trước đây”.

Kịch bản Lễ khai mạc World Cup 2022 được giữ kín

Lễ khai mạc World Cup 2022 diễn ra lúc 23h ngày 20/11 (giờ Việt Nam) tại sân vận động Al Bayt ở thành phố cảng Al Khor. Đây là một đô thị nổi tiếng về du lịch biển, cách trung tâm Thủ đô Doha 35km về phía Bắc. Al Bayt cũng là một trong 8 sân được sử dụng cho các trận xuyên suốt giải đấu.

Kịch bản của Lễ khai mạc đến nay vẫn được giữ kín nhưng chắc chắn sẽ diễn ra hoành tráng nhờ sự đầu tư lớn. Bài hát chính thức của World Cup 2022 là Hayya Hayya (Better Together) được thể hiện bởi các nghệ sĩ Trinidad Cardona, Davido và AISHA. Cùng với đó, các nghệ sỹ nổi tiếng thế giới như BTS, Shakira hay Dua Lipa cũng sẽ góp giọng trong Lễ khai mạc World Cup 2022.

Ngay sau Lễ khai mạc là trận đấu mở màn giữa chủ nhà Qatar và Ecuador.

World Cup 2022
Theo bạn đội nào sẽ vô địch World Cup 2022?

Nguồn: [Link nguồn]

Chấn động kịch bản Ronaldo giải nghệ sau World Cup, từ chối 305 triệu bảng

Phần hai của cuộc phỏng vấn giữa Cristiano Ronaldo với nhà báo Piers Morgan trên Talk TV tiếp tục hé lộ thêm những tình tiết gây chú ý cho người hâm mộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Hà ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN