Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

HLV Troussier 20 năm trước đề cao phòng ngự: Bài học từ sự thay đổi ở ĐT Nhật Bản

HLV Troussier muốn ĐT Việt Nam đá kiểm soát bóng nhưng 20 năm trước ông lại cho Nhật Bản đá phòng ngự.

HLV Troussier từng ưa thích phòng ngự

Trận đấu Philippines – Việt Nam (18h, 16/11) sẽ là trận đấu chính thức đầu tiên của ĐT Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Philippe Troussier. Đã có những lời bàn ra tán vào về tính hiệu quả lối chơi HLV người Pháp áp dụng, một sự khác biệt đáng kể so với thời HLV Park Hang Seo, nhưng hãy nhớ vừa qua chỉ là những trận giao hữu lẫn những trận đấu ở cấp bóng đá trẻ. Giờ là lúc đá thật, với những cầu thủ tốt nhất quốc gia trên sân.

HLV Troussier sắp có trận chính thức đầu tiên dẫn dắt ĐT Việt Nam

HLV Troussier sắp có trận chính thức đầu tiên dẫn dắt ĐT Việt Nam

HLV Troussier đang đề cao việc kiểm soát bóng trong cách chơi của ĐT Việt Nam, một sự chuyển đổi gây nhiều tranh luận trên các phương tiện truyền thông vì HLV Park Hang Seo đã khá thành công với phong cách phòng ngự phản công. Nguồn cơn của các cuộc tranh luận xuất phát từ thành tích giao hữu: ĐT Việt Nam thắng 3 thua 3 thì 3 trận thắng chỉ có trận gặp Palestine là cách biệt 2 bàn, trong khi 3 trận thua trước các đối thủ mạnh hơn.

Ít ai ở Việt Nam biết điều này: Hơn 20 năm trước HLV Troussier đề cao phòng ngự chặt chẽ. Ngay cả những phương tiện báo đài nói về quá khứ dẫn dắt ĐT Nhật Bản của ông cũng chưa từng đề cập đến điều này. Vậy tại sao ông lại thay đổi và dẫn dắt ĐT Việt Nam theo một hướng khác?

Hidetoshi Nakata, cựu tiền vệ lừng danh đá ở Serie A trong nhiều năm và được đánh giá là cầu thủ hay nhất Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 20, đã nói về Troussier khi ông dẫn dắt tuyển Nhật. Nakata đá ở 3 kỳ World Cup cho Nhật Bản và do đó đá cho 3 đời HLV khác nhau với phong cách khác nhau, trải nghiệm sự chuyển dịch phong cách từ Troussier sang huyền thoại Brazil Zico.

HLV Troussier và Hidetoshi Nakata

HLV Troussier và Hidetoshi Nakata

Nhân dịp trở lại Italia thăm các CLB cũ, Nakata đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Tatsuhito Kaneko và đề cập đến sự khác biệt giữa Troussier và Zico khi họ dẫn dắt ĐT Nhật Bản. Dưới đây là cuộc đối thoại giữa họ.

Nakata: Zico thực sự hiểu phong cách, đặc điểm cách chơi của tôi và chúng tôi cũng nói được tiếng Italia với nhau. Nhưng về mặt tập thể lại là chuyện khác, tôi không nghĩ có trận nào đội lại thi đấu đúng như Zico mong muốn ngoại trừ trận đấu cuối cùng, kể cả ở Confederations Cup (2003).

Zico là một cầu thủ tấn công, tất nhiên ông ấy có những nguyên tắc về phòng ngự nhưng ngoài cái đó ra là sự tự do, hay đúng hơn thứ bóng đá của chúng tôi đòi hỏi cầu thủ phải biết tự suy nghĩ, đặc biệt khi tấn công. Trong trường hợp của Troussier lối chơi thiên về phòng ngự cứng nhắc, vì thế mà dễ có kết quả tốt hơn, nhưng nếu anh muốn vươn lên tầm cỡ cao hơn anh phải ghi bàn.

Và khi ghi bàn, một khối đội hình cứng nhắc có thể tốt ở ban đầu nhưng sẽ không đưa anh tiến xa. Rốt cuộc các cầu thủ phải biết tự suy nghĩ cho mình. Để đạt tới đẳng cấp ấy, đội tuyển đã mời Zico và đó là bước tiến tiếp theo của ĐT Nhật Bản. Tôi nghĩ Zico hợp với điều đó, nhưng trình độ cầu thủ chưa đạt đủ trình độ.

Kaneko: Tôi nghĩ cách chơi của Troussier không đưa đội tuyển tiến xa được, nên tôi chào đón Zico và cách ông ấy khởi xướng thứ bóng đá mà cầu thủ phải biết chủ động. Nhưng sau World Cup 2006 chúng ta nhận ra rằng có rất nhiều cầu thủ chưa thể tự nghĩ cho mình.

Nakata: Phải, và cái đó không phải vấn đề cầu thủ giỏi hay dở, chỉ là phần lớn trong số họ không đủ kinh nghiệm. Lúc đó đã có nhiều cầu thủ đá ở nước ngoài nhưng họ vẫn chưa đủ trình độ để chơi kiểu Zico. Tất nhiên với kiểu của Troussier chúng tôi có thể tiến xa hơn, nhưng để vô địch thì không.

Do đó cầu thủ phải nâng cao trình độ, những cầu thủ tấn công phải ra quyết định hợp lý với tập thể và những cầu thủ đó có thể tìm thấy ở rất nhiều đội mạnh. Nhìn họ chúng ta tưởng là xử lý cá nhân nhưng thực ra đang hòa nhịp cùng tập thể.

Trông chờ ở sự thay đổi tư duy của Troussier

Như vậy chúng ta có thể thấy khoảng 20 năm trước HLV Troussier không phải nhà cầm quân áp đặt bóng đá kiểm soát của ngày nay, và sự thay đổi trong 2 thập kỷ qua hẳn cũng dễ hiểu. Cũng như đánh giá của Nakata về sự chuyển dịch sang lối chơi tấn công của ĐT Nhật Bản, Troussier cũng thay đổi tư duy của cá nhân ông để thích ứng với thời cuộc.

Thực tế Nhật Bản thời Zico không có khởi đầu như ý, tới mức trên đường phố Tokyo cuối năm 2003 xảy ra một cuộc tuần hành đòi ông bị sa thải (còn bây giờ dân mạng Việt Nam đòi sa thải trên Facebook). Tuy nhiên Nhật Bản vô địch Asian Cup 2004 và đoạt vé dự World Cup 2006 với chỉ 1 trận thua suốt vòng loại, họ gây dấu ấn khi đá trên đất châu Âu và thắng CH Czech & Hy Lạp cũng như cầm hòa Anh, Brazil và Đức.

Dẫu vậy Nhật Bản không thắng trận nào ở World Cup 2006, thua Australia và Brazil lẫn hòa Croatia. Trận đấu cuối cùng của Zico với ĐT Nhật Bản mà Nakata nói tới lại chính là trận thua 1-4 của Nhật trước ĐKVĐ Brazil, đối thủ đơn giản là quá mạnh để Nhật có thể thắng được. Thành tích này trái ngược với thành tích vào vòng 1/8 của Nhật 4 năm trước dưới sự dẫn dắt của Troussier.

Zico và Nakata tại World Cup 2006

Zico và Nakata tại World Cup 2006

Mặc dù về mặt thành tích tuyển Nhật Bản vẫn chưa làm tốt hơn so với năm 2002 nhưng không nghi ngờ gì khi nói cầu thủ của họ đang ngày một được các đại gia châu Âu săn đón. Có kỷ luật và tinh thần trách nhiệm vẫn là chưa đủ, anh phải có tài năng kết hợp sự chủ động trong tư duy và đó là điều đã được rèn tốt qua lối chơi của Nhật từ sau 2002. Thái Lan cũng đang học theo điều này nên cầu thủ Thái đã bắt đầu được trọng dụng ở các giải lớn của châu Á.

Thứ bóng đá phản công của HLV Park Hang Seo rốt cuộc chẳng đánh đổ được Thái Lan ở 2 kỳ AFF Cup gần nhất, trong khi cầu thủ Việt Nam chìm nghỉm khi ra nước ngoài và không bằng một góc của những ngôi sao hàng đầu Thái Lan. VFF quyết định đi theo trường phái chủ động kiểm soát qua HLV Troussier là điều đúng đắn và chứng tỏ tham vọng vươn xa, dù Troussier có thành công hay không đó vẫn nên là hướng đi tương lai bởi chính HLV người Pháp đã nhận ra điều đó và thay đổi tư duy bản thân.

Học bóng đá kiểm soát không dễ và sẽ có những va vấp, nhưng phải có sai lầm để rút ra bài học tiến bộ. Muốn thành đầu bếp giỏi anh phải học những món bổ dưỡng nhưng phức tạp và kỳ công hơn, thời gian học lâu hơn và mắc lỗi do đó cũng sẽ nhiều hơn. Còn đổ nước sôi vào mỳ ăn liền sẽ chỉ sướng cái bụng được vài giờ, còn tay nghề vẫn dậm chân tại chỗ.

Nakata nói về sự khác biệt giữa Troussier và Zico (phụ đề tiếng Anh)

Nguồn: [Link nguồn]

“Cú đấm” quyết định của HLV Troussier khi đấu Philippines, chờ sức trẻ Tuấn Hải

Gặp Philippines có phong cách chơi bóng như một đội châu Âu, HLV Troussier có toan tính riêng để tìm kiếm chiến thắng. Trong chương trình “Talkshow trước trận ĐT Việt Nam – Philippines”,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN