"Vỡ trận" Cocobay: Bài học tuyệt đối tuân thủ "không đi vay nợ để đầu tư Condotel"

Nhà đầu tư nếu chỉ dựa vào cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư rồi đi vay tiền ngân hàng để đầu tư Condotel thì sẽ gặp rủi ro. Cần hết sức lưu ý vấn đề thanh toán và “bẫy” thanh khoản...

Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, đa số các doanh nghiệp đầu tư ồ ạt vào bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng là doanh nghiệp có thế mạnh về xây dựng công trình. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này lại không mạnh về phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch tạo nên những giá trị sống đáp ứng được kinh doanh du lịch.

Theo đó, câu chuyện “vỡ trận” trại Cocobay Đà Nẵng, ông Đính cho rằng, chủ đầu tư đã không có kinh nghiệm để tận dụng lợi thế phát triển BĐS du lịch ở Đà Nẵng.

Chuyên gia khuyên rằng, tuyệt đối tránh đi vay nợ để đầu tư Condotel... 

Chuyên gia khuyên rằng, tuyệt đối tránh đi vay nợ để đầu tư Condotel... 

Và đó cũng là kết quả của một số đơn vị làm BĐS khi nhảy sang phát triển BĐS du lịch còn đang yếu và thiếu kinh nghiệm.

Điều này dẫn đến hiệu quả sau đầu tư của họ không cao và không tạo được lợi nhuận mục tiêu nên không thể thực hiện được cam kết với khách hàng.

Thế nhưng, theo ông Đính, sự việc tại Cocobay Đà Nẵng chỉ là sự việc của một chủ đầu tư dự án, không phản ánh cả thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Bởi lẽ trên thị trường BĐS du lịch khá nhiều doanh nghiệp trong nước đã có những kết quả tốt qua việc kinh doanh khai thác vận hành các BĐS nghỉ dưỡng.

Nhiều doanh nghiệp BĐS khác khi tham gia vào thị trường BĐS nghỉ dưỡng cũng tự nhận biết không có khả năng khai thác, không có thị trường nên đã hợp tác với những thương hiệu lớn và có được thành công.

Cũng theo ông Đính, thông thường cam kết lợi nhuận trên 10%/năm thực sự tiềm ẩn cực kỳ nhiều rủi ro.

Rủi ro này trải đều cho tất cả từ chủ đầu tư, nhà đầu tư và cho chính địa phương nơi có dự án.

Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá, về mặt pháp lý, khi đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng cần chú ý về sổ đỏ, sổ hồng, quy hoạch, công năng có đúng như quảng cáo không. Sẽ rất rủi ro nếu tất cả chỉ là lời hứa “miệng”.

“Rủi ro liên quan đến vấn đề lãi suất, cam kết lợi nhuận, từ đó dẫn đến “bẫy” thanh khoản đặc biệt là tiền vay của nhà đầu tư.

Tuyệt đối tránh đi vay nợ để đầu tư lướt sóng, nhất là dựa vào cam kết của chủ dự án 10-12%/năm rồi đi vay nợ ngân hàng với lãi suất 7-8% rồi vẫn được lời vài phần trăm - không có chuyện đó.

Bởi câu chuyện này gắn với khả năng cho khách thuê, khả năng cam kết nợ, thực tế giữa cam kết chủ dự án với mình còn khấu trừ khoản này khoản này thì không phải được nhận 12%. Cần hết sức lưu ý vấn đề thanh toán và “bẫy” thanh khoản”, ông Phong lưu ý.

Nguồn: [Link nguồn]

Vỡ trận Condotel: Lợi nhuận ”trên trời” bẫy người dưới đất

Nhiều chuyên gia cho rằng, sở dĩ hàng vạn người đổ xô mua condotel vì chủ đầu tư cam kết lợi nhuận quá cao. Lợi nhuận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thư ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN