Từ năm 2020, phạt đến 1 tỷ đồng với hành vi phân lô bán nền sai quy định

Từ 05/01/2020, phân lô, bán nền dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ kiện bị phạt đến 1 tỷ đồng.

Từ năm 2020, phân lô bán nền sai có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng

Từ năm 2020, phân lô bán nền sai có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng

Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ kiện sẽ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 1 tỷ đồng tùy theo diện tích, đó là điểm mới của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 5/1/2020.

Cũng theo Nghị định này, quy định biện pháp khắc phục là buộc làm thủ tục trình UBND cấp tỉnh cho phép phân lô, bán nền đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép của UBND cấp tỉnh; Buộc chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; Hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai; Buộc chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành xây dựng nhà theo đúng thiết kế được phê duyệt; Buộc chủ đầu tư nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm...

Tại nghị định, hành vi chiếm đất cũng có mức xử phạt rõ ràng: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; Phạt tiền từ 40-100 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; Phạt tiền từ 100-200 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; Phạt tiền từ 200-500 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị có thể bị xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định nêu trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Ngoài Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, một số quy định khác về lĩnh vực bất động sản cũng phát sinh hiệu lực từ đầu năm 2020:

Thông tư 07/2019/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 10/1/2020 bổ sung thêm trường hợp đăng ký thế chấp với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật.

Đăng ký thế chấp này được thực hiện như với đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là nhà ở, công trình xây dựng.

Từ ngày 1/1/2020, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải công khai bảng giá đất mới của địa phương. Giá này sẽ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Bảng giá đất được sử dụng làm căn cứ tính tiền và thuế sử dụng đất, tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, và để tính tiền trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước...

Trước đó (26/12), tại Kỳ họp thứ 12 HĐND TP.Hà Nội Khóa XV, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về các loại giá đất trên địa bàn TP Hà Nội, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.

Cụ thể, theo bảng giá đất mới, giá đất ở tại đô thị thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm có giá cao nhất là 187.920.000đ/m2 nằm trong khung giá tối đa của Chính phủ quy định; Giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông là 4.554.000đ/m2.

Giá đất ở đô thị tại các phường của thị xã Sơn Tây có giá tối đa là 19.205.000đ/m2, giá tối thiểu là 1.449.000đ/m2. Giá đất ở tại các thị trấn thuộc các huuyện có giá tối đa là 25.300.000đ/m2, giá tối thiểu là 1.430.000đ/m2.

Nguồn: [Link nguồn]

Đã có quy định pháp luật để quản lý vận hành xây dựng condotel

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mã Lương ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN