Rao bán nhà giữa đại dịch, nhiều chủ bất động sản bị ép giá “phũ”

Đang lúc dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nhưng vì cần tiền giải quyết công việc quan trọng nên ông Nguyễn Văn Thơ chấp nhận bán căn hộ đang cho thuê lỗ 300 triệu đồng so với giá thị trường, chưa kể số tiền đầu tư full nội thất ngót nghét 200 triệu đồng…

Ông Nguyễn Văn Thơ (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, 3 năm trước ông mua và hoàn thiện căn hộ tại quận Thanh Xuân có diện tích 104m2, sau đó cho thuê với giá 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, từ cuối năm 2020 đến nay khách thuê đã trả phòng. Đầu tháng 5, do có kế hoạch đầu tư việc khác với số tiền lớn hơn nên ông Thơ đã đăng thông tin bán căn hộ trên, song sau gần 2 tháng rao vẫn không bán được. Cuối cùng ông phải cầu cứu qua môi giới, chấp nhận bán căn hộ lỗ 300 triệu đồng so với giá thị trường, chưa kể số tiền đầu tư full nội thất ngót nghét 200 triệu đồng trước đó ông Tân cũng tặng lại cho chủ mới.

Ông Thơ bán căn hộ giữa lúc dịch bệnh phức tạp nên chấp nhận "thiệt đơn thiệt kép"

Ông Thơ bán căn hộ giữa lúc dịch bệnh phức tạp nên chấp nhận "thiệt đơn thiệt kép"

Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Văn Hiệp (35 tuổi, chủ một văn phòng môi giới tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết dịch bệnh khiến các giao dịch nhà đất bị chậm lại. Nhiều chủ đất gửi rao bán BĐS có giá "mềm" hơn thị trường chung nhưng ít người hỏi mua, một phần vì chính sách giãn cách xã hội khiến việc đi lại, xem đất gặp khó khăn, phần khác cũng có khách muốn chờ giá thấp hơn nữa.

“Nhiều căn hộ và sản phẩm đất nền công ty chào mời khách với giá huề vốn nhưng khách hàng vẫn lắc đầu. Trước giờ khách mua phần lớn là người đầu cơ, còn thời điểm hiện tại chỉ có những khách hàng mua ở thực nên họ lựa chọn, xem xét rất kĩ thậm chí tìm cách ép giá sâu mới chịu xuống tiền”, anh Quang nói.

Tương tự, một số nhà đầu tư tại TP. HCM cũng đang khóc dở mếu dở do không đẩy được hàng vì dịch ập tới và có diễn biến diện rộng.

Ông Hưng, một nhà đầu tư kiêm môi giới BĐS chuyên khu vực phía Nam TP. HCM xác nhận bắt đầu từ tháng 6, khi tình hình dịch Covid-19 phức tạp, giao dịch mua bán giảm mạnh.

"Một căn nhà phố ở Nhà Bè trước khi có dịch tôi rao bán 3 tỷ đồng. Gần 1 tháng rồi vẫn không có giao dịch thành công dù cũng có vài khách tiếp cận, nhưng họ đều ép giá 200 - 300 triệu với lý do dịch bệnh", ông Hưng nói và cho biết nhà phố đã bị ép giá vậy rồi, còn phân khúc đất nền càng khó khăn hơn.

"Nhu cầu mua nhà, đất để ở thời điểm này hầu như không có, đa phần là người có tài chính, muốn nhân lúc thị trường khó khăn để thu gom. Riêng phân khúc đất nền tại TP. HCM gần như đóng băng. Nhà đầu tư có nhu cầu sẽ tìm về khu vực các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Long An, Đồng Nai..., nhưng tỷ lệ giao dịch không khả quan vì trước đó những nơi này đã có vài đợt tăng giá mạnh.

Nhiều người chấp nhận bán bớt tài sản là BĐS lỗ hàng trăm triệu đồng để giảm tải bài toán tài chính

Nhiều người chấp nhận bán bớt tài sản là BĐS lỗ hàng trăm triệu đồng để giảm tải bài toán tài chính

Một nhà đầu tư kỳ cựu khác, sở hữu cả chục căn nhà, đất ở TP. HCM nhìn nhận thời điểm này, nếu có nguồn tài chính ổn định thì nên cân nhắc việc tìm mua các BĐS rõ ràng pháp lý với giá cạnh tranh. Bởi, nhiều người gặp vấn đề với dòng vốn đầu tư, thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, không xoay được dòng tiền để trả ngân hàng nên có thể sẽ phải bán bớt tài sản.

“Họ sẵn sàng chấp nhận bán thấp hơn giá thị trường khoảng 50 - 100 triệu đồng, thậm chí giảm sâu hơn để có thể giải quyết bài toán tài chính. Tuy nhiên, bán thấp hơn không đồng nghĩa với việc bán cắt lỗ. Bởi lẽ, giá trị đất hầu hết gia tăng theo thời gian, họ bán thấp hơn chỉ là nhận một phần lời nhỏ hơn mức dự tính”, nhà đầu tư này nói.

Cũng theo vị này, người mua sở hữu mức tài chính ổn định từ nhiều nguồn thì có thể cân nhắc việc mua thêm, sử dụng vốn vay ngân hàng khoảng 20 – 30% giá trị BĐS. Dịch bệnh có thể dai dẳng nên việc mua vào cần thận trọng, chỉ thực hiện các giao dịch rõ ràng về pháp lý và giá cạnh tranh, không mua theo phong trào.

Không nằm ngoài sự ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường BĐS trong 3 tháng gần đây cũng chịu những tác động không hề nhỏ. Giao dịch BĐS có sự sụt giảm mạnh cả cung và cầu. Lượng giao dịch thực tế chỉ đạt khoảng 15 – 20% so với kỳ vọng thị trường. Vì vậy, nhiều khách hàng nuôi hy vọng giá nhà ở sẽ giảm khi thị trường đang có nhiều khó khăn.

Liên quan đến giá rao bán căn hộ thứ cấp tại TP. HCM và Bình Dương trong quý II vừa qua, Rever ghi nhận mức giá rao bán trung bình tháng 6 có xu hướng giảm so với tháng 5 ở phân khúc nhà phố tại TP. HCM và căn hộ tại Bình Dương.

Từ số liệu này, bà Hà Thị Thục Uyên, Giám đốc khối kinh doanh thứ cấp Rever, khẳng định chưa đủ cơ sở để đánh giá rằng thị trường đang có tình trạng chủ nhà bị "ép giá". Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự tác động của đợt dịch Covid-19 đến mọi mặt về xã hội, kinh tế thị trường trong suốt tháng 6 qua tại TP. HCM và cả nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội: Loạt biệt thự hàng chục tỷ đồng trở thành nhà trọ ”thời vụ” cho lao động thu nhập thấp

Một khu nhà liền kề ở quận Bắc Từ Liêm rộng khoảng 58m2/căn, mặt tiền 4,6m, giá trị mỗi căn được giao bán khoảng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN