Nữ tỷ phú số 1 Việt Nam muốn huy động thêm cả chục nghìn tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo đó, hãng bay của nữ tỷ số 1 Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo đang lên kế hoạch huy động thêm cả chục nghìn tỷ đồng để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.

Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2021 của Vietjet Air, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp đề xuất phương án tăng vốn điều lệ thông qua chào bán riêng lẻ cổ phần VJC giai đoạn 2021 - 2022. Số lượng chào bán tối đa tương đương 15% vốn điều lệ, tức là khoảng 81 triệu đơn vị cổ phiếu VJC, dự kiến doanh nghiệp thu về số tiền cả chục nghìn tỷ đồng.

Hãng bay của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lên kế hoạch huy động hàng chục nghìn tỷ đồng

Hãng bay của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lên kế hoạch huy động hàng chục nghìn tỷ đồng

Đợt chào bán cổ phần này nhằm giúp doanh nghiệp có thêm vốn chủ sở hữu, phục vụ các mục đích như mở rộng đầu tư tài sản, tàu bay, động cơ, phụ tùng máy bay và các tài sản khác; đầu tư mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng không, đầu tư tài chính; đầu tư phát triển hạ tầng hàng không, xây dựng cơ cở vật chất, nhà xưởng sửa chữa máy bay, các dự án công nghệ tài chính, ví điện tử; tăng quy mô vốn hoạt động thông qua việc đầu tư, góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh chung của Vietjet.

Ngoài kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ, Vietjet còn dự định phát hành tối đa 300 triệu USD trái phiếu quốc tế niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Trước đó, hãng bay của nữ tỷ phú số 1 Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đã huy động được 2.000 nghìn tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành trái phiếu trong nước.

Trong năm 2021, Vietjet đặt kế hoạch 2021 với doanh thu vận tải hàng không đạt 15.500 tỉ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 21.900 tỉ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2020 nhờ vào việc thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu vận tải hàng hóa, mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng không mới, dịch vụ đào tạo nhân lực, dịch vụ sửa chữa kỹ thuật tàu bay, đầu tư dự án và tài chính bên cạnh vận tải hàng không, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi.

Vietjet tiếp tục chiến lược xác định khách hàng là trọng tâm, nỗ lực đổi mới, sáng tạo; ứng dụng công nghệ vào tất cả các dịch vụ và công tác vận hành, tăng tốc hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ khách hàng; đạt tỉ lệ lấp đầy chuyến bay trên 80%, tỉ lệ đúng giờ trên 90%, tổng số hành khách vận chuyển 15 triệu lượt khách trên toàn mạng bay.

Về kết quả kinh doanh kiểm toán năm 2020, doanh thu của công ty mẹ năm 2020 đạt 15.203 tỉ đồng và lỗ hoạt động vận tải hàng không chỉ ở mức 1.453 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với dự kiến. Doanh thu hợp nhất đạt 18.220 tỉ đồng và lợi nhuận hợp nhất đạt 68 tỉ đồng. Với kết quả trên, Vietjet trở thành một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới duy trì được toàn bộ hoạt động khai thác chính, không để người lao động mất việc làm và đạt kết quả kinh doanh có lợi nhuận trong năm 2020.

Báo cáo tài chính kiểm toán 2020 ghi nhận tổng tài sản của Vietjet đạt 45.197 tỉ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.325 tỉ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức thấp 0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,28 lần, mức tốt trong ngành hàng không thế giới.

Trong quý 1/2021, Vietjet Air ghi nhận doanh thu thuần 4.048 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 123 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia đi tu Lê Phước Vũ “bỏ túi” thêm hơn 600 tỷ đồng

Trong tháng 5/2021, Tập đoàn Hoa Sen của đại gia đi tu Lê Phước Vũ tiếp tục lãi hơn 600 tỷ đồng, doanh nghiệp đã hoàn thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN