Hà Nội: “Tâm chấn”của những cơn sốt đất, giờ ra sao?

Vài tháng sau những cơn sốt đất, giá đất nền tại nhiều dự án bất động sản đã “hạ nhiệt” nhanh chóng, đặc biệt, khi đại dịch bùng phát như hiện nay, nhiều dự án rơi vào tình trạng không có giao dịch.

Nếu như, thời điểm đầu năm đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán, giá giao dịch đất nền trong khu dân cư tại một số khu vực vùng ven đô, trước thông tin quy hoạch nâng cấp lên Quận đều bị đẩy lên gấp đôi, tương đương tăng 30 - 50 triệu đồng/m2.

Chỉ khoảng 4 tháng trở về trước, Hoài Đức là một trong những điểm nóng về giá đất tăng

Chỉ khoảng 4 tháng trở về trước, Hoài Đức là một trong những điểm nóng về giá đất tăng

Tại một số dự án khu vực Hoài Đức, giá đất tại nhiều dự án tăng “phi mã” 30 - 40% chỉ trong thời gian ngắn. Như tại Dự án Hà Đô Charm Villas (An Thượng, Hoài Đức), theo bảng giá giới thiệu của môi giới, đa số các căn biệt thự có giá trên 70 triệu đồng/m2, trong đó một số căn diện tích nhỏ có đơn giá tới 80 triệu đồng/m2.

Tại khu vực đang được đầu tư nhiều dự án hạ tầng như Gia Lâm, giá đất cũng đang tăng trưởng "dựng đứng" trong 2 năm trở lại đây. Trong đó, giá đất tại thị trấn Trâu Quỳ hiện đang có mức giá khoảng 150 - 170 triệu đồng/m2, hay đất tại các xã như: Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư cũng rơi khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2.

Đặc biệt, tại huyện Đông Anh - khi có thông tin Quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ công bố vào tháng 6, tại Hà Nội, giới đầu tư nhắc đến Đông Anh như một "điểm nóng" của thị trường bất động sản theo kiểu "không mua nhanh sẽ hết”. Do đó, thị trường liên tục chứng kiến những đợt “sốt”, khách đi tìm đất đông như đi hội, người mua – bán, đặt cọc miếng đất nhanh gọn như mớ rau.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tất cả hoạt động mua bán BĐS đã không còn sôi nổi như thời điểm cách đây 3 - 4 tháng trước, lại thêm do ảnh hưởng của dịch tái bùng phát nên thị trường tạm thời “án binh bất động”. Một số người “ôm hàng” trước đó, nay cần vốn kinh doanh đã buộc phải đưa giá về mức ngang bằng với thời điểm trước khi xảy ra sốt đất trong quý I.

Tham khảo thông tin mua bán trên batdongsan.com.vn và một số website về nhà đất uy tín cho thấy, với đất thổ cư tại Đông Anh, vào thời điểm "sốt", đất được rao với giá 40 triệu – 150 triệu đồng/m2 (các khu vực như Xuân Nộn, Kim Chung, Nguyên Khê). Còn ở thời điểm hiện tại, đất được rao bán ở mức 25 triệu-100 triệu đồng/m2. Một số nơi như mặt đường Ấp Tó, xã Uy Nỗ và khu vực mặt hồ Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, đất thổ cư được rao bán cao hơn với giá 40-140 triệu đồng/m2.

Người dân địa phương cho hay BĐS tại Đông Anh sốt là do môi giới thổi lên chứ giao dịch thật không nhiều

Người dân địa phương cho hay BĐS tại Đông Anh sốt là do môi giới thổi lên chứ giao dịch thật không nhiều

Anh Tạ Vinh Quang, một nhân viên môi giới bất động sản trên địa bàn huyện Đông Anh, cho hay: "Giá đất Đông Anh thời điểm hiện tại đã chững lại. Thông tin sốt đất khoảng 2-3 tháng trước chủ yếu là do môi giới thổi lên chứ thực tế người giao dịch thật không có nhiều như mọi người tưởng".

Báo cáo thị trường quý II/2021 vừa công bố của kênh thông tin Batdongsan.com.vn cho thấy, do tác động của COVID-19, hầu hết loại hình bất động sản trong tháng 5 đều có xu hướng suy giảm lượt quan tâm, đặc biệt là đất nền. Mức độ quan tâm đất nền của các địa phương giảm sâu gồm Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%)…

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, hiện tượng này là xu hướng diễn ra tất yếu sau giai đoạn "sốt nóng" của đất nền.

Tuy nhiên, nói về các dự án chào bán trên thị trường, báo cáo của Savills Hà Nội cho thấy, trong quý II/2021, giá sơ cấp trung bình của các loại hình bất động sản Hà Nội đều tăng trong quý này, với mức tăng hơn 20% tại một số dự án ở quận Hoàng Mai, huyện Đông Anh và Hoài Đức. Tính chung, trong vòng 5 năm vừa qua, giá chào bán thứ cấp của biệt thự/nhà liền kề đã tăng khoảng 7% mỗi năm. 

Bên cạnh đó, giá của nguồn cung tồn không có sự thay đổi đáng kể qua các quý. Tuy nhiên, nguồn cung mới tại các giai đoạn sau đều có sự tăng giá, cao nhất ở những dự án có tốc độ hấp thụ tốt. Các chủ đầu tư chia dự án thành nhiều khu để xây dựng nhằm tăng giá trị và gia tăng mức giá.

Lý giải về hiện tượng giá bất động vẫn còn cao ngất ngưởng, các chuyên gia cho rằng trong "cơn sốt" quý I, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường khiến giá đất nền đã tăng lên ngưỡng cao. Từ nửa cuối tháng 4, thị trường bắt đầu hạ nhiệt, giá chững và nhu cầu giảm. Sang tháng 5, thị trường gặp khó do dịch bệnh bùng phát trở lại, khiến sự quan tâm có sự dịch chuyển. Song, bất động sản vẫn là kênh đầu tư trú ẩn an toàn và hấp dẫn, nên giá không thể giảm sâu hơn.

Ông Nguyễn Văn Đính - Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, đến nay "cơn sốt" đã được kiềm chế. Tuy nhiên, nói thị trường xuống giá hay chưa thì chưa thể đánh giá được vì không ghi nhận giao dịch.

Cũng theo ông Đính, hiện giá bất động sản nhiều nơi đang không phản ánh đúng giá trị thực. Do đó, vị chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư cần chú ý đến việc định giá sản phẩm để xác định giá đầu tư phù hợp với thị trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Vay tiền mua nhà, vợ chồng trẻ “mất ăn mất ngủ” lo trả lãi gốc hàng tháng

Vay tiền mua nhà, dù trong kế hoạch và đã xác định “thắt lưng buộc bụng” hạn chế các chi tiêu không cần thiết nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN