Những thực phẩm rất bổ dưỡng khi nấu chín nhưng ăn sống dễ gây ngộ độc, thậm chí tử vong

Có một số thực phẩm vốn rất bổ dưỡng khi nấu chín, nhưng nếu bạn ăn sống sẽ gây ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, thậm chí là tử vong.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Trứng

Trứng là một thực phẩm khá quen thuộc với mọi nhà, mâm cơm gia đình nào cũng có. Thói quen ăn trứng lòng đào cũng được nhiều người thích, đặc biệt là khi ăn cơm tấm hoặc đập vào mì gói cho thêm phần ngon miệng. Tuy trứng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với cơ thể, nhưng ăn sống nó ắt sẽ gây phản tác dụng và gây bệnh.

Cụ thể, trứng sống hoặc chưa chín tới có thể chứa Salmonella – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Ngoài ra, trứng tái còn làm giảm khả năng hấp thụ protein và biotin khiến bạn dễ thấy nôn mửa, chán ăn hay viêm nặng trong người.

Cách tốt nhất để hấp thụ hầu hết dinh dưỡng trong trứng là chế biến thật chín. Nếu muốn ăn lòng đào thì hãy luộc kỹ, nhưng phải đảm bảo nguồn gốc trứng có xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng. Khi nấu cần phải rửa thật sạch vỏ trứng, tránh trường hợp vi khuẩn lây nhiễm vào bên trong.

Các loại đậu

Đậu sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa một hàm lượng glycoprotein lectin cao. Đây là hóa chất độc hại gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy sau 3 giờ tiêu thụ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, một phần đậu nấu chưa chín có thể chứa tới 70.000 đơn vị độc tố, nhưng nấu chín hoàn toàn chỉ có 4.000 đơn vị.

Bạn có thể nấu chín đậu bằng cách ngâm chúng trong nước ít nhất 5h, bỏ nước, sau đó đun sôi cho tới khi đậu mềm.

Thịt bò, thịt heo, thịt gà

Hầu như 3 loại thịt này đều mang vi khuẩn Salmonella, E.coli và listeria gây tiêu chảy và những bệnh hiểm nghèo khác. Nếu ăn thịt chưa nấu chín, bạn cũng dễ bị lây nhiễm mầm bệnh từ mặt thớt, mặt bàn hay các dụng cụ nhà bếp. Chưa kể giun sán cũng sẽ theo đó mà vào ký sinh, phát triển trong người.

Các loại thịt này luôn phải đảm bảo nấu thật chín trong nhiệt độ tối thiểu 63 độ C. Khi ăn lẩu tươi sống hoặc các món tương tự, bạn nên nhúng vào rồi để chín hẵng vớt ra ăn. Nấu không chín cũng đồng nghĩa với việc mạo hiểm sức khỏe của bản thân.

Sắn

Sắn cũng là một món ăn quen thuộc với nhiều người. Sắn chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ ngăn ngừa táo bón và chứa cả chất chống lão hóa.

Tuy nhiên nó chỉ đúng khi bạn chế biến sắn đúng cách và ăn chín. Còn nếu ăn sắn sống, bạn đang tự tay đưa một lượng lớn acid cyanhydric gây chết người với các triệu chứng ban đầu như khó thở, liệt cơ, mất tri giác… và nặng nhất là tử vong.

Vậy nên khi chế biến sắn, bạn cần bóc sạch vỏ và ngâm kỹ vào nước một thời gian rồi mới luộc chín. Khi ăn thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi, nên ăn sắn cùng với đường ngọt hoặc khoai lang là tốt nhất. Sắn tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn sống kẻo mang họa.

Các loại rau cải

Bắp cải, cải xanh, súp lơ và một số loại rau họ cải khác có thể tốt với hầu hết mọi người khi ăn sống. Tuy nhiên, một số người dễ bị đầy hơi, khó tiêu khi hấp thụ đường trong các loại rau này. Hàm lượng đường sẽ dễ hấp thụ hơn khi nấu chín.

Ngoài ra, những người có vấn đề về tuyến giáp không nên ăn rau cải sống do chúng có chứa chất ức chế tuyến giáp, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Hải sản sống

Các món hải sản tái sống tuy rất ngon nhưng lại là “ổ bệnh” gây ngộ độc thực phẩm, bởi axit trong chanh không thể tiêu diệt 100% vi khuẩn bên trong được. Đặc biệt với món hàu sống tái còn chứa vi khuẩn “ăn thịt người” V.vulnificus, có tỷ lệ tử vong rất cao.

Thế nên tuyệt đối không được ăn hải sản sống hoặc các loại gỏi tươi sống, nếu bạn là phụ nữ có thai hoặc miễn dịch yếu càng phải tránh. Hải sản cần được làm chín trong khoảng tối thiểu 63 – 74 độ C để đảm bảo an toàn.

Khoai tây

Khoai tây chiên là một thành phần phổ biến trong các món ăn như salad và ăn kèm các món chính. Nhưng cần biết rằng, khoai tây sống luôn chứa các chất độc có thể gây nôn mửa và đau đầu, nhất là khi chúng chuyển màu xanh và mọc mầm. Vậy nên, tuyệt đối phải nấu thật chín khoai tây rồi mới ăn kẻo mắc bệnh. Lúc chế biến cần rửa khoai tây sống thật sạch và loại bỏ các củ khoai mọc mầm hay chuyển sang màu xanh để đảm bảo không bị ngộ độc.

Nguồn: [Link nguồn]

Hiểu lầm tai hại khi ăn tôm biến thực phẩm ngon bổ này thành ”thuốc độc”

Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ Viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trong thịt tôm có hàm lượng protein cao, giàu canxi, photpho, acid...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền  ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN