Những sai lầm cực nguy hiểm mà nhiều người vẫn mắc khi rửa bát

Việc rửa bát không đơn thuần là rửa sạch thức ăn thừa trên bát đũa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Dưới đây là tổng hợp những cách rửa bát không đúng đang gây hại cho sức khỏe mà nhiều người vẫn đang mắc phải do thói quen ẩu tả và lười biếng.

Dùng vải rửa chén như "vải vạn năng"

Một số người vì muốn tiết kiệm hoặc có thể do cảm thấy tiện lợi nên chỉ dùng một chiếc khăn vừa rửa chén bát vừa lau bàn bếp, thậm chí lau luôn cả bát đĩa sau khi rửa. Tuy nhiên điều này rất có hại vì nó sẽ vô tình khiến các vi khuẩn lây truyền từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt nếu vi khuẩn dính trên bát đĩa khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Không làm sạch miếng rửa chén

Hãy rửa sạch miếng rửa chén sau mỗi khi rửa bát. Ảnh minh họa

Hãy rửa sạch miếng rửa chén sau mỗi khi rửa bát. Ảnh minh họa

Sau khi rửa xong bát, nhiều người thường để nguyên miếng rửa chén với đầy bọt xà phòng, thậm chí còn dính cơm, rau, thức ăn thừa ở trên đó. Điều này khiến miếng rửa chén ủ vi khuẩn sinh sôi và thành tác nhân lây chéo vi khuẩn trong bếp.

Do vậy, sau mỗi lần rửa bát, hãy rửa sạch tất cả chất bẩn bám trên miếng rửa chén và vắt thật khô, để riêng ra nơi khô ráo và không dùng cho bất kì mục đích nào khác.

Khi miếng rửa chén có dấu hiệu hết hạn, hư hỏng cần thiết thay ngay cái mới, đừng tiếc rẻ làm gì.

Ngâm bát đũa lâu mới rửa

Ngâm bát đũa bẩn lâu trong nước là cách khiến vi trùng sinh sôi nảy nở.

Ngâm bát đũa bẩn lâu trong nước là cách khiến vi trùng sinh sôi nảy nở.

Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Trong vòng từ 8-18 giờ, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.

Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm.

Dầu còn lại trong đĩa được đổ trực tiếp vào cống

Sau bữa ăn, thường có một lượng nhỏ dầu và nước ở đĩa. Mọi người thường có thói quen đổ trực tiếp dầu mỡ hay nước thừa này vào cống. Tuy nhiên, nếu thiết bị tách nước và dầu không được lắp đặt trong cống, dầu là chất gây ô nhiễm lớn nhất trong nước. Khi nhiệt độ thấp vào mùa đông, rất dễ kết tụ và làm tắc đường ống nước.

Để làm sạch dầu thừa trong bát đĩa mà không gây hại cho đường ống thoát nước, bạn hãy dùng giấy ăn lau, thấm sạch dầu mỡ trước khi rửa. Cách này cũng hữu dụng với nồi, chảo có nhiều dầu mỡ.

Để bát đũa ẩm

Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Hãy xếp bát đũa ra rổ, giá để thoát nước, phơi nắng hoặc tốt nhất là sấy khô rồi hãy xếp vào tủ bát.

Cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa

Những sai lầm cực nguy hiểm mà nhiều người vẫn mắc khi rửa bát - 3

Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. Một khi rửa không sạch, sẽ khiến cho chấy tẩy rửa vẫn còn sót lại trên bát đĩa. Khi sử dụng sẽ khiến các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...

Hãy hòa chất tẩy rửa cùng với một ít nước cho loãng ra rồi mới dùng nước đó để rửa bát cho an toàn.

Thói quen rửa đũa sai lầm

Thói quen rửa đũa sai lầm cần được thay đổi. Ảnh minh họa

Thói quen rửa đũa sai lầm cần được thay đổi. Ảnh minh họa

Chắc chắn phần lớn mọi người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ.

Tuy nhiên thực tế cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.

Ngoài ra sau khi rửa đũa, nhiều người không có thói quen lau khô nên càng tạo ra môi trường ẩm ướt, là “thiên đường" cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt có chất gây ung thư nghiêm trọng – aflatoxin cũng có thể được sản sinh.

Hơn nữa, cách rửa đũa này có thể vô tình dẫn đến lây nhiễm chéo các vi sinh vật gây bệnh từ đũa của người này sang người khác và vô số bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây theo cách này.

Thêm một thói quen rửa bát đũa sai lầm mà nhiều người mắc đó là thay vì rửa bát ngay sau khi ăn, họ lại cho tất cả vào bồn hoặc chậu và ngâm trong nước rửa bát. Cách làm này vô tình khiến cho các hóa chất từ nước rửa bát có cơ hội xâm nhập sâu vào đũa mà nếu chỉ rửa bằng nước cũng chưa đủ để loại bỏ.

Nếu các loại hóa chất đi vào trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ của các ion canxi trong máu, gây tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.

Nguồn: [Link nguồn]

Thói quen dùng nước rửa chén cực kì sai lầm mà chị em hầu như ai cũng mắc

Nhiều người thường có thói quen đổ trực tiếp nước rửa chén lên bề mặt chén bát hay xoong nồi cáu bẩn nhiều và nghĩ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Khôi ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN