Loại nước rẻ tiền được người Nhật coi như thần dược cho sức khỏe

Nguyên liệu làm loại nước này rất dễ kiếm, cách làm đơn giản nhưng cần chăm chỉ uống thường xuyên thì cơ thể mới nhận được lợi ích.

Các loại đậu không chỉ là ngũ cốc tốt cho sức khỏe, nếu biết cách chế biến, đặc biệt nấu thành nước uống, nó sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe, điển hình nhất chính là nước đậu đen.

Công dụng của nước đỗ đen

Nước đậu đen được làm bằng cách rang khô đậu đen, sau đó ngâm trong nước nóng, kết quả cho ra một thứ nước có màu đen đặc trưng, mùi thơm.

Loại nước rẻ tiền được người Nhật coi như thần dược cho sức khỏe - 1

Loại nước này rất giàu anthocyanin, isoflavone, saponin, vitamin E, magie, kaki, cùng nhiều dưỡng chất khác.

Nếu thường xuyên uống nước đậu đen, cơ thể sẽ nhận được những lợi ích như sau:

- Giảm phù nề

- Giúp đại tiện dễ dàng hơn, chống táo bón

- Cải thiện làn da chắc khỏe, mái tóc suôn mượt, đen nhánh.

- Cải thiện tình trạng thiếu máu.

- Hạ huyết áp, giảm cholesterol.

- Bảo vệ tim mạch.

- Ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp.

- Điều hòa kinh nguyệt.

- ,Thúc đẩy sản xuất sữa mẹ.

Những lưu ý khi uống nước đậu đen

Nếu bạn có cơ thể khỏe mạnh, không bị bệnh hiểm nghèo, chức năng cơ thể bình thường, chỉ cần chú ý tới liều lượng, thời gian uống, việc uống hằng ngày không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính hoặc thời kỳ đầu mang thai thì không nên uống.

Loại nước rẻ tiền được người Nhật coi như thần dược cho sức khỏe - 2

Lượng nước đậu đen uống hằng ngày được khuyến nghị không vượt quá 1/3 lượng nước uống hằng ngày, tức khoảng 500ml nước đậu đen mỗi ngày là phù hợp nhất.

- Lượng nước đậu đen uống hằng ngày dưới 500ml/người

Lượng nước uống khuyến nghị hằng ngày: 30~40ml/kg

Lượng nước uống cho một phụ nữ 50kg là khoảng 1.500~2.400ml, tương ứng với lượng nước đậu đen 500~800ml.

Lượng nước uống cho một người đàn ông 70kg là khoảng 2.100~3.500ml, tương ứng với lượng nước đậu đen 700~1.100ml.

- Thời điểm uống nước đậu tương đen: uống vào buổi chiều, tránh trước khi đi ngủ 2 tiếng

Nên uống nước đậu đen vào buổi chiều và tối nhưng không nên uống quá nhiều trước khi đi ngủ 2 tiếng. Nước đậu đen tuy không chứa caffein nhưng lại có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, lợi tiểu, uống quá nhiều nước vào buổi tối sẽ dễ gây đi tiểu nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Loại nước rẻ tiền được người Nhật coi như thần dược cho sức khỏe - 3

Những người kiêng kỵ uống nước đậu đen

Nước đậu đen tuy có nhiều công dụng nhưng thực tế không phù hợp với một số người như phụ nữ mang thai, người mắc bệnh thận, người dễ bị đầy hơi, uống nhiều có thể gây tác dụng phụ, cẩn cẩn trọng.

Những nhóm người sau đây nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi uống nước đậu đen:

1. Người bệnh tim, gan mãn tính

Người bị bệnh tim và bệnh gan mãn tính không nên uống nước đậu đen, nó không cải thiện triệu chứng, ngược lại còn gây phản tác dụng.

2. Người bệnh thận

Người bệnh thận chuyển hóa ion kali kém, trong đậu đen rất giàu kali, tiêu thụ quá nhiều hoặc thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Loại nước rẻ tiền được người Nhật coi như thần dược cho sức khỏe - 4

3. Người dễ bị đầy hơi

Những người dễ bị đầy hơi không nên uống quá nhiều nước đậu đen vì loại đậu này chứa oligosaccharides, khó tiêu hóa, uống nhiều sẽ lên men trong hệ tiêu hóa sinh ra khí metan dẫn đến đầy hơi, xì hơi.

Tuy nhiên, nếu đậu đen được nấu chín kỹ, oligosacarit và các thành phần khó tiêu hóa khác sẽ giảm đi.

4. Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai

Phụ nữ mang thai nên tránh uống nước đậu đen, bởi vì nó chứa estrogen tự nhiên tốt cho tuần hoàn máu nhưng lại là chất nhạy cảm có thể gây ra những cơn co thắt tử cung. Nếu muốn uống nước đậu đen thì nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ.

5. Những người dị ứng với các loại đậu

Những người từng có tiền sử dị ứng với các loại đậu không nên uống nước đậu đen. Họ có thể gặp phải tình trạng như ngứa, phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người, thậm chí còn bị phù nề môi, mí mắt, khó thở.

Nguồn: [Link nguồn]

3 loại cá nhỏ này giúp bảo vệ gan, người Nhật ăn nhiều để giảm gan nhiễm mỡ

Biết được những lợi ích to lớn từ các loài cá nhỏ này, người Nhật chăm ăn nó mỗi ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo PHƯƠNG HẠNH (Theo Helloyishi) ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN