Chuyên gia chỉ rõ 4 bộ phận gà tưởng ngon nhưng chứa đầy mầm bệnh, nên ăn hay vứt bỏ?
Tuy thịt gà ngon và nhiều chất dinh dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng không tốt cho sức khỏe.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan, phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt nâu tức từ cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà cho giá trị dinh dưỡng khác nhau.
Phần đùi gà do đặc trưng giòn, dai, thơm nên được nhiều người thích hơn phần thịt ở ức. Nhưng thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với đùi.
Về dinh dưỡng, ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100g ức gà thì có tới 18 g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và các rối loạn da, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa, ngăn ngừa chứng rối loạn về tim và ngăn ngừa cholesterol.
Theo quan niệm "nhất phao câu, nhì đầu, cánh" trước đây được hiểu là dùng để chỉ những bộ phận ngon nhất của con gà. Tuy nhiên quan niệm đó đã được các chuyên gia dinh dưỡng thay đổi hoàn toàn dựa trên cách phân tích khoa học và đặc điểm sức khỏe của từng người. Vì thế, những bộ phận như phao câu, cánh, da và nội tạng của gà là những phần cần phải hạn chế, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì…
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia, với những người bình thường nếu thích vẫn có thể thưởng thức, vì khi bạn ăn một lượng lớn và liên tục trong nhiều ngày (chẳng hạn ngày nào cũng ăn 4 - 5 cái phao câu) mới có nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra khi ăn thịt gà, người dân cũng nên ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.
Chuyên gia lý giải vì sao những bộ phận này của gà không nên ăn nhiều:
Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, những bộ phận của gà sau đây cần cân nhắc khi ăn nếu cơ thể bạn không thích hợp để dung nạp:
Cổ và da gà
Ảnh minh họa
Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Nhất là da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Đặc biệt khi chúng ta làm món gà quay, cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.
Nội tạng gà
Ảnh minh họa
Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc," Phó giáo sư Thịnh nói. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.
Phao câu
Ảnh minh họa
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn trong gà bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái "nhà kho lớn" chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi.
Cánh gà
Ảnh minh họa
Rất nhiều chuyên gia sức khỏe trên thế giới khẳng định thuốc kích thích cơ bắp, hoocmon thường được tiêm ở bộ phận cánh của con gà. Điều này có nghĩa là đây là những bộ phận có nồng độ thuốc cao nhất. Những loại thuốc này có những tác động khủng khiếp đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ vì nó gây thay đổi bài tiết nội tiết tố nữ, khiến các chị em dễ bị mắc ung thư cổ tử cung và ung thư ngực.
Bên cạnh đó, cánh gà là chủ yếu là da và là bộ phận tích tụ khá lớn lượng mỡ dư thừa của gà. Bởi vậy, ăn cánh gà đồng nghĩa với việc bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo, lại là lượng chất béo không tốt cho sức khỏe.
Nguồn: [Link nguồn]