Các cách phục hồi chảo chống dính cực hiệu quả mà đơn giản, chưa cần phải thay mới

Chảo chống dính là một thiết bị gia dụng không thể thiếu ở mỗi gia đình Việt, giúp chiên rán thức ăn thơm ngon và vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dùng chảo chống dính một thời gian thì lớp chống dính sẽ bị bong tróc khiến đồ ăn bị nát, trông rất mất thẩm mĩ.

Thật vậy, sau một thời gian sử dụng, lớp chống dính của chảo sẽ giảm dần, đặc biệt là ở vùng trung tâm của chảo. Vậy có nên sử dụng chảo chống dính bị bong tróc hay không? Nếu có thì làm cách nào để giữ được lớp chống dính mà vẫn không gây hại sức khỏe.

Chất chống dính và lưu ý khi dùng chảo chống dính

Giáo sư Phạm Văn Khôi, Viện Hóa học Việt Nam cho biết trên Tri thức, mặt trong của chảo chống dính trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen (viết tắt là PTFE) còn có tên Teflon.

Lớp liên kết từ Teflon này còn tạo ra sức căng trên bề mặt nồi, chảo. Chúng làm cho dầu mỡ, thực phẩm không bị bám dính vào bề mặt, dễ dàng lau rửa, tiết kiệm thời gian, hạn chế lượng dầu mỡ khi chế biến thức ăn.

Theo giáo sư Khôi, Teflon là một hợp chất khó hấp thu, kể cả khi đã đi vào cơ thể con người, chúng cũng tự đào thải ra. Do đó, người dân không cần lo lắng về khả năng Teflon tích tụ và gây bệnh trong cơ thể người.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng phân tích, nhiệt độ thông thường trong nấu nướng thức ăn hiện nay bằng chảo nằm dưới ngưỡng 260 độ C, không ảnh hưởng đến cấu trúc của Teflon.

Còn trong trường hợp "Chảo chống dính đã bị bong tróc lớp chống dính nhưng người dân vẫn muốn sử dụng để xào nấu thì nên rửa sạch hoàn toàn lớp chống dính bên dưới chảo. Bạn có thể dùng một loại chất tẩy rửa kết hợp dụng cụ như miếng cọ sắt, đánh cho lòng chảo sạch, không còn lớp chống dính, đảm bảo chúng không bị lẫn vào thức ăn", PGS Thịnh cho hay.

Chảo chống dính sẽ không tránh khỏi việc lớp phủ bị bong tróc hoặc xước sau một thời gian dài sử dụng. Ảnh: Gridtechno.

Chảo chống dính sẽ không tránh khỏi việc lớp phủ bị bong tróc hoặc xước sau một thời gian dài sử dụng. Ảnh: Gridtechno.

Nếu hiệu quả chống dính trong chiếc chảo của bạn giảm nhưng lớp chống dính chưa bị bong tróc nhiều, bạn vẫn muốn tận dụng thì áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây, việc chiên rán thức ăn sẽ trở nên dễ dàng và bạn hoàn toàn có thể sử dụng chiếc chảo chống dính này trong một thời gian dài nữa.

Mỡ và gừng

Chảo chống dính sau khi rửa sạch, bạn cho một ít mỡ nước vào chảo và đun sôi. Nếu không có sẵn mỡ nước, bạn có thể mua mỡ lá về rán. Rán xong, bạn đổ mỡ vào chén bát để dùng dần, chừa lại một ít mỡ trong chảo. Tiếp đó, bạn lấy một củ gừng, gọt vỏ, rồi cắt đôi. Lấy dao đập hơi dập phần mặt cắt ngang, hoặc bạn có thể bằm nhẹ dao trên bề mặt cắt ngang này.

Tiếp đó, bạn chà xát bề mặt cắt ngang của củ gừng xuống lòng chảo, chú ý tập trung vào phần bị bong tróc hoặc lớp chống dính bị mòn nhất. Chà đi chà lại nhiều lần, sau đó đem chảo đi rửa sạch. Lớp mỡ nóng thấm sâu vào bề mặt chảo, kết hợp cùng với các hợp chất có trong củ gừng sẽ tạo nên một lớp chống dính tự nhiên. Như vậy bạn có thể chiên rán các thực phẩm khó bong tróc như bánh xèo, đậu phụ, cá… một cách rất dễ dàng.

Lớp mỡ nóng thấm sâu vào bề mặt chảo, kết hợp cùng với các hợp chất có trong củ gừng sẽ tạo nên một lớp chống dính tự nhiên.

Lớp mỡ nóng thấm sâu vào bề mặt chảo, kết hợp cùng với các hợp chất có trong củ gừng sẽ tạo nên một lớp chống dính tự nhiên.

Sữa tươi

Sữa tươi luôn có sẵn trong hầu hết mọi gia đình, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. Không chỉ để uống mà sữa tươi còn có tác dụng giúp làm mới chảo chống dính. Vì trong sữa có chứa một dạng Protein là Casein. Chất này khi ở nhiệt độ cao thì sẽ kết nối lại với nhau tạo thành một lớp phủ trên bề mặt chảo. Giúp phục hồi khả năng chống dính của chảo như lúc mới mua. Cách này chỉ nên áp dụng với chảo bị bong tróc lớp sơn chống dính ở mức độ vừa phải. Còn với chảo bị bong tróc quá nhiều thì sẽ không đạt hiệu quả.

Khoai tây và muối

Bạn chuẩn bị khoai tây, rửa sạch, gọt vỏ và cắt đôi theo chiều dọc. Nhúng mặt cắt của khoai tây vào muối và dùng mặt đó để xát vào vùng chảo bị cháy. Khoai tây có chứa axit oxalic thiên nhiên có khả năng hoà tan gỉ sét, khi được kết hợp cùng muối sẽ khiến phần chát khét bị mài mòn, làm sạch chảo hiệu quả.

Bột baking soda

Bạn hoà tan bột baking soda với nước rồi đun sôi dung dịch này bằng chảo chống dính đang bị dính. Các vết cháy trên chảo sẽ tan ra khiến bạn làm sạch nhanh và dễ dàng hơn hẳn. Một cách nữa là bạn đổ nước, giấm, baking soda cùng nhau đun sôi rồi chờ nguội hẳn mới cho vào chảo bị khét cháy, cọ nhẹ nhàng với miếng rửa bát.

Sử dụng bột baking soda làm sạch chảo.

Sử dụng bột baking soda làm sạch chảo.

Chú ý khi hỗn hợp đang sôi, để bảo đảm an toàn bạn không nên đứng gần bếp quá vì chúng bốc hơi, sủi bọt mạnh.

Dùng nước sốt cà chua

Tương cà không chỉ là một loại gia vị phổ biến dùng trong nấu nướng mà còn là một chất tẩy rửa tuyệt vời. Nếu bạn đang đau đầu với những vết bẩn bám chặt vào chảo chống dính, bạn chỉ cần cho một ít tương cà vào chảo, chờ khoảng 20 phút cho axit trong tương phát huy tác dụng.

Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch vết cà chua và vết bẩn cũng sẽ trôi theo. Cuối cùng, bạn hãy rửa sạch chảo chống dính với nước rửa chén, chảo sẽ sạch bóng. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu không sớm thay đổi những sai lầm này khi dùng chảo chống dính, bạn sẽ phải liên tục mua chảo mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Huế ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN