Săn con tôm bé tí teo, bán giá hàng trăm nghìn/con, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nếu có nhiều bẫy và may mắn, ngư dân có thể kiếm cả chục triệu đồng mỗi ngày nhờ bắt những con tôm chỉ to bằng đầu đũa, thân hình trong suốt như thủy tinh.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm trở thành nghề trọng điểm của một số tỉnh ven biển. Nhu cầu nuôi tôm hùm ngày càng tăng cao, tuy nhiên, tại Việt Nam, tôm hùm giống chỉ sinh sản trong môi trường tự nhiên, chưa thể sản xuất được nên nghề săn tôm hùm giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Theo các ngư dân, mùa khai thác tôm hùm giống bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đế hết tháng 3 năm sau. Tôm hùm giống sau khi khai thác được sẽ đem bán cho thương lái và chuyển đến các hộ nuôi thương phẩm.

Tôm hùm giống có giá bán từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn đồng/con tùy loại.

Tôm hùm giống có giá bán từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn đồng/con tùy loại.

Sinh ra và lớn lên tại làng chài ven biển, nối nghiệp gia đình làm nghề bắt ôm hùm giống gần 10 năm qua, anh Hà Văn Vỡ, trú tại Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa) cho biết, nếu ngày nào may mắn, anh có thể kiếm được cả chục triệu từ việc bắt tôm hùm giống.

Theo anh Vỡ, tôm hùm giống được bắt bằng bẫy nhử hoặc lặn bắt trực tiếp xuống các rạng san hô.

Bẫy nhử làm từ tấm lưới xanh, cột vào một sợi dây dài hơn 1m với cục san hô được khoan nhiều lỗ nhỏ bằng ngón tay rồi thả xuống biển để dụ tôm vào. Buổi tối, tôm hùm con bò đi kiếm ăn, gặp những chiếc tổ nhân tạo bèn chui vào, còn những con bơi lơ lửng thì mắc vào lưới. Sáng sớm, chỉ cần giũ lưới hoặc bắt chúng ra bằng tay từ các cục san hô rồi đưa vào bờ.

Ngư dân đang chuẩn bị dụng cụ bẫy tôm hùm bằng lưới và cục san hô.

Ngư dân đang chuẩn bị dụng cụ bẫy tôm hùm bằng lưới và cục san hô.

Cách thứ 2 theo anh Vỡ đó là dùng bình hơi để lặn xuống biển rồi dùng tay để bắt. Khi tôm hùm núp trong các kẽ đá, thợ lặn phải dùng que nhỏ chọc vào cho tôm chạy ra, sau đó dùng tay chộp lấy và cho vào chai nhựa mang bên mình. Thông thường, mỗi thuyền sẽ có từ 4-5 thợ thay nhau lặn, mỗi lần lặn từ 30-40 phút.

Tôm hùm xanh được thương lái mua với giá từ 30-40.000 đồng/con, tôm hùm bông có giá từ 90-120.000 đồng/con. Chiều đi, sáng hôm sau về, trung bình mỗi ngư dân bắt được khoảng 50-70 con tôm hùm, đa số là tôm hùm xanh, thu về từ 2-3 triệu đồng.

“Ngày nào may mắn lắm thì bẫy được 300-400 con, thu về hơn chục triệu đồng. Cũng có ngày chỉ bắt được vài con, không đủ tiền dầu máy và tiền ăn nữa”, anh Vỡ cho hay.

Săn con tôm bé tí teo, bán giá hàng trăm nghìn/con, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày - 3

Mỗi con tôm hùm giống có thể bé như đầu tăm hoặc to bằng ngón tay.

Mỗi con tôm hùm giống có thể bé như đầu tăm hoặc to bằng ngón tay.

Là đầu mối thu mua tôm hùm giống của bà con ngư dân cung cấp cho các đìa nuôi tôm hùm thương phẩm trên địa bàn TP. Nha Trang (Khánh Hòa), chị Phạm Thị Xuân cho biết, có ngày chị thu mua được cả vài nghìn con tôm hùm giống nhưng vẫn không đủ bán cho các hộ nuôi.

“Đến mùa là ngư dân đi bắt, mỗi thuyền từ 1-4 người. Họ bắt bằng nhiều cách, từ lặn đến giăng lưới mành, chong đèn bẫy tôm từ tháng 11 cho đến hết tháng 3 dương lịch. Lặn thì chỉ được vài chục con chứ dùng lưới mành có thể bắt được vài trăm đến cả nghìn con/đêm”, chị Xuân nói.

Vì lượng tôm hùm giống khai thác tự nhiên chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu nên nên tôm được ngư dân bắt về bao nhiêu cũng được thu mua hết đến đó.

“Mặc dù tôm hùm giống nhập khẩu cũng được bán nhiều nhưng người nuôi vẫn săn lùng tôm được ngư dân bắt ngoài biển bởi tôm đã thích nghi với môi trường biển Việt Nam. Khi nuôi, loại tôm này cũng có tỷ lệ hao hụt thấp và cho hiệu quả kinh tế cao hơn”, chị Xuân phân tích.

Tôm hùm giống được bắt lên bờ được thu mua tại chỗ.

Tôm hùm giống được bắt lên bờ được thu mua tại chỗ.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, tôm hùm là hải sản nuôi trọng điểm của tỉnh. Năm 2020, bà con thả nuôi trên 60.000 ô, lồng, sản lượng trên 1.500 tấn.

Hiện nay nguồn giống tôm hùm khai thác ngoài biển chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu, số còn lại được mua từ các tỉnh lân cận hoặc nhập khẩu. Tôm hùm con khai thác tại chỗ được người nuôi đánh giá nuôi hiệu quả nhất, tỉ lệ hao hụt thấp bởi tôm đã thích nghi với môi trường hiện tại.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất ngờ thương lái ồ ạt kéo nhau về “hốt hàng”, người nuôi tôm hùm bỗng hốt bạc

Sau thời gian dài giá tôm hùm chạm xuống đáy với mức thấp kỷ lục chỉ 450.000 đồng/kg đối với tôm hùm xanh và 750.000...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh An ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN