Gom đồ cũ về “nghịch”, 7x Hà Nội thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Với sở thích tái chế đồ cũ, anh Phúc đã đi gom lại những chiếc ống kính máy ảnh đã cũ, hỏng để về mày mò, tạo ra những chiếc ống kính chụp ảnh cận cảnh dành cho điện thoại, thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Từng là một thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh và thích tái chế đồ cũ, anh Vũ Thanh Phúc (SN 1975), trú tại Phú Xuyên (Hà Nội) cho biết, anh bén duyên với công việc chế tạo ống kính chụp ảnh cận cảnh cho điện thoại cách đây 5 năm.

Anh Vũ Thanh Phúc biến những chiếc ống kính máy ảnh cũ, hỏng thành sản phẩm được nhiều người yêu thích.

Anh Vũ Thanh Phúc biến những chiếc ống kính máy ảnh cũ, hỏng thành sản phẩm được nhiều người yêu thích.

“Đợt đó tôi có tham gia một nhóm các anh em thích chụp ảnh và đặc biệt thích thú với những chiếc lens macro (ống kính chụp ảnh cận cảnh) chụp côn trùng siêu nhỏ hay chụp hoa, lá. Trong khi đó, giá của các loại lens này rất đắt, từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng”, anh Phúc kể.

Với giá thành rẻ, tiện dụng, sản phẩm do anh Phúc chế tạo ra được rất nhiều người đặt hàng.

Với giá thành rẻ, tiện dụng, sản phẩm do anh Phúc chế tạo ra được rất nhiều người đặt hàng.

Nhận thấy sở thích chụp ảnh không chỉ có ở bản thân mình mà còn của rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ nhưng không phải ai cũng có điều kiện mua máy ảnh chuyên dụng để phục vụ thú chơi này. Trong khi đó, hầu như ai cũng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh (smartphone).

Những chiếc lens macro được chế tạo rất gọn, nhẹ với giá thành rẻ dành riêng cho smartphone.

Những chiếc lens macro được chế tạo rất gọn, nhẹ với giá thành rẻ dành riêng cho smartphone.

Vì vậy, anh quyết định đi tìm những chiếc ống kính chụp ảnh của máy ảnh đã cũ, hỏng của bạn bè về tháo ra để nghiên cứu, sáng tạo ra những chiếc lens macro cho điện thoại.

“Tôi mua những chiếc lens cũ, hỏng với giá rẻ như cho, thậm chí là xin được ở những cửa hàng sửa chữa máy ảnh, khu đồng nát hoặc của bạn bè. Sau đó, về ngồi cả ngày để tháo rời ra, kiểm tra rồi mày mò bằng được mới thôi”, anh Phúc nói.

Những chiếc lenst macro có giá chỉ từ 300-650 nghìn đồng/chiếc.

Những chiếc lenst macro có giá chỉ từ 300-650 nghìn đồng/chiếc.

Trải qua thời gian mày mò, tự chế hàng tháng trời, làm hỏng không biết bao nhiêu chiếc ống kính, cuối cùng sản phẩm đầu tay cũng ra lò. Anh tận dụng những chiếc thấu kính, cắt xén bớt vỏ ống kính cho nhẹ, cân đối với chiếc điện thoại rồi thêm cho nó 1 chiếc kẹp cố định để kẹp vào điện thoại, mang ra đồng chụp côn trùng.

Các loại côn trùng tí hon được chụp bằng điện thoại có gắn lens macro trở nên sống động và đầy màu sắc, rõ nét hơn. (Ảnh: Phạm Tuấn).

Các loại côn trùng tí hon được chụp bằng điện thoại có gắn lens macro trở nên sống động và đầy màu sắc, rõ nét hơn. (Ảnh: Phạm Tuấn).

“Suốt nhiều ngày, tôi lang thang ra cánh đồng gần nhà, cầm chiếc điện thoại kèm lens macro tự chế để chụp ảnh. Nhìn những tấm ảnh rõ nét từng sợi lông tơ của một con ong hay những giọt sương trong veo trên 1 cánh hoa chụp bằng chiếc ống kính mình chế ra, không kém gì một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp cảm giác thích vô cùng”, anh Phúc bày tỏ.

Chỉ cần một chiếc điện thoại bình thường có gắn thêm lens macro do anh Phúc chế tạo nên là có thể chụp được những bức ảnh như được chụp từ máy ảnh chuyên dụng.

Chỉ cần một chiếc điện thoại bình thường có gắn thêm lens macro do anh Phúc chế tạo nên là có thể chụp được những bức ảnh như được chụp từ máy ảnh chuyên dụng.

Từ món “đồ chơi” anh tự làm để thoả đam mê của bản thân và bạn bè, ngày càng nhiều người biết đến anh và đặt làm. Từ đó, anh chuyển hẳn sang nghề chế tạo và cung cấp lens macro cho điện thoại để cung cấp cho tất cả những người có nhu cầu trong cả nước.

 Hơn 5 năm gắn bó với công việc chế tạo lens macro cho smartphone, anh Phúc đã chế tạo ra 4 mẫu ống kính để chụp cho các đối tượng khác nhau.

Tác phẩm được chụp bởi lens macro trị giá chỉ 650 nghìn đồng/chiếc. (Ảnh: Thanh Phúc).

Tác phẩm được chụp bởi lens macro trị giá chỉ 650 nghìn đồng/chiếc. (Ảnh: Thanh Phúc).

Ví dụ như ống kính 3.5 dùng để chụp côn trùng siêu nhỏ và giọt sương; ống kính 5.0 chụp hoa nhỏ và côn trùng nhỏ như ong, bướm; ống kính 8.0 dùng để chụp hoa hồng, hoa lan và ống kính 12.0 để chụp những mẫu vật có kích thước lớn hơn.

Mỗi ngày, anh có thể làm được từ 2-3 ống kính, bán ra thị trường với giá từ 300-650 nghìn đồng/chiếc, cung cấp ra thị trường khoảng 20-30 sản phẩm/tháng. Thậm chí có tháng anh bán ra được gần 100 sản phẩm. Sau khi trừ chi phí, anh thu về được từ 15-20 triệu đồng/tháng.

Ít ai ngờ rằng bức ảnh này lại được chụp bằng điện thoại kèm với chiếc ống kính chỉ vài trăm nghìn. (Ảnh: Nhi Nhi).

Ít ai ngờ rằng bức ảnh này lại được chụp bằng điện thoại kèm với chiếc ống kính chỉ vài trăm nghìn. (Ảnh: Nhi Nhi).

Một chú ruồi đậu trên bông hoa xuyến chi cũng trở nên sinh động và đẹp lạ thường. (Ảnh: Phạm Tuấn).

Một chú ruồi đậu trên bông hoa xuyến chi cũng trở nên sinh động và đẹp lạ thường. (Ảnh: Phạm Tuấn).

Tác phẩm cá chọi chụp bằng điện thoại gắn lens macro. (Ảnh: Nguyễn Thành Lân).

Tác phẩm cá chọi chụp bằng điện thoại gắn lens macro. (Ảnh: Nguyễn Thành Lân).

Với giá thành tương đối rẻ nhưng tính ứng dụng cao, khách hàng từ khắp nơi trên cả nước đều tìm đến anh đặt hàng. Từ học sinh, sinh viên, người bán hàng online, nhân viên văn phòng có đam mê chụp ảnh.

“Vui nhất là họ mua sản phẩm của mình và thấy được niềm vui từ sản phẩm đó mang lại trong cuộc sống. Nhìn thấy những bức ảnh của khách hàng chụp bằng sản phẩm do mình làm ra khiến tôi rất yêu công việc hiện tại của mình”, anh Phúc bày tỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Lão nông Hà Nội kiếm tiền tỷ từ gốc bưởi cổ từng được trả giá 180 triệu đồng

Từ một gốc bưởi do các cụ để lại trong vườn nhà, ông Phương đã nhân ra 1.500 cây bưởi lớn nhỏ, mỗi năm cho thu hoạch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN