“Biển người” chen chân trong siêu thị, tiểu thương chợ truyền thống “dài cổ” ngóng khách

Sự kiện: Dạo chợ

Chỉ còn 3 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, hàng nghìn người chen chân trong siêu thị mua sắm trong khi các chợ truyền thống lại khá vắng vẻ.

Theo ghi nhận của PV tại một số siêu thị và trung tâm thương mại lớn trên địa bàn TP. Hà Nội, lượng người đổ về mua sắm hàng hoá Tết ngày càng nhộn nhịp.

Với đa dạng các mặt hàng từ hoa quả, bánh kẹo, rượu, hải sản cho đến các đồ gia dụng, đồ điện máy nhưng vẫn giữ mức giá bình ổn nên các siêu thị thu hút một lượng lớn người dân đến mua sắm.

Với đa dạng các mặt hàng từ hoa quả, bánh kẹo, rượu, hải sản cho đến các đồ gia dụng, đồ điện máy nhưng vẫn giữ mức giá bình ổn nên các siêu thị thu hút một lượng lớn người dân đến mua sắm.

Tại siêu thị trên đường Trần Duy Hưng, vào thời điểm từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối, hàng nghìn người tấp nập đến mua sắm. Giá các loại hàng hoá khá ổn định, một số loại trái cây còn được bán với giá ưu đãi.

Tại siêu thị trên đường Trần Duy Hưng, vào thời điểm từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối, hàng nghìn người tấp nập đến mua sắm. Giá các loại hàng hoá khá ổn định, một số loại trái cây còn được bán với giá ưu đãi.

Cụ thể, thanh long ruột đỏ chỉ từ 8.900-9.900 đồng/kg; dưa hấu có giá 7.200 đồng/kg; bưởi Diễn chỉ 18.900 đồng/quả; Cam sành Hà Giang có giá 22.900 đồng/kg; bắp cải 5.900 đồng/kg; chuối tây 11.900 đồng/kg…

Cụ thể, thanh long ruột đỏ chỉ từ 8.900-9.900 đồng/kg; dưa hấu có giá 7.200 đồng/kg; bưởi Diễn chỉ 18.900 đồng/quả; Cam sành Hà Giang có giá 22.900 đồng/kg; bắp cải 5.900 đồng/kg; chuối tây 11.900 đồng/kg…

Ngoài ra, các mặt hàng khác như bánh kẹo, hoa quả nhập khẩu, thời trang, điện máy, thuỷ hải sản cũng khá đa dạng với giá cả phải chăng.

Ngoài ra, các mặt hàng khác như bánh kẹo, hoa quả nhập khẩu, thời trang, điện máy, thuỷ hải sản cũng khá đa dạng với giá cả phải chăng.

Ông Thanh Tân, Đại diện siêu thị này cho biết, Tết năm nay, hiệu ứng Tết chậm hơn những năm trước, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Thanh Tân, Đại diện siêu thị này cho biết, Tết năm nay, hiệu ứng Tết chậm hơn những năm trước, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo ông Tân, những năm trước, tình hình bán hàng Tết bắt đầu tăng từ khoảng 45 ngày trước Tết. Năm nay bắt đầu tăng mạnh khoảng 30 ngày trước Tết.

Theo ông Tân, những năm trước, tình hình bán hàng Tết bắt đầu tăng từ khoảng 45 ngày trước Tết. Năm nay bắt đầu tăng mạnh khoảng 30 ngày trước Tết.

"Ngoài mua trực tiếp, khách còn đẩy mạnh đặt hàng online. Lượng khách mua sắm và doanh thu không thua kém gì Tết năm ngoái mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn khá phức tạp", ông Tân nói.

"Ngoài mua trực tiếp, khách còn đẩy mạnh đặt hàng online. Lượng khách mua sắm và doanh thu không thua kém gì Tết năm ngoái mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn khá phức tạp", ông Tân nói.

Để được thanh toán, nhiều người phải chờ từ 20-30 phút vì quá đông.

Để được thanh toán, nhiều người phải chờ từ 20-30 phút vì quá đông.

Ngược lại, tại các chợ truyền thống, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng Tết đều ghi nhận mức giá tăng đáng kể. Đơn cử như xoài có giá từ 25-50 nghìn đồng/kg; dưa hấu có giá 20-25 nghìn đồng/kg; bưởi Tết có giá 30-50 nghìn đồng/quả; chuối tiêu xanh từ 20-25 nghìn đồng/kg; mứt Tết có giá từ 70-80 nghìn đồng/hộp dưới 500gr…

Khác với cảnh “biển người” mua sắm trong siêu thị, lượng khách mua bán tại chợ truyền thống khá thưa vắng.

Anh Dần, người bán chuối tại Chùa Láng cho biết, mọi năm anh nhập chuối bán Tết, chỉ khoảng ngày 27 âm lịch là bán hết sạch nhưng năm nay, ngày 27 Tết mà đống chuối vẫn còn quá nửa.

Anh Dần, người bán chuối tại Chùa Láng cho biết, mọi năm anh nhập chuối bán Tết, chỉ khoảng ngày 27 âm lịch là bán hết sạch nhưng năm nay, ngày 27 Tết mà đống chuối vẫn còn quá nửa.

Chợ hoa Hàng Lược thưa thớt khách đi mua sắm Tết.

Chợ hoa Hàng Lược thưa thớt khách đi mua sắm Tết.

"Thủ phủ bánh kẹo" phố Hàng Buồm cũng khá thưa vắng, tiểu thương "dài cổ" ngóng khách.

"Thủ phủ bánh kẹo" phố Hàng Buồm cũng khá thưa vắng, tiểu thương "dài cổ" ngóng khách.

Chị Thoa, chủ cửa hàng bán bánh kẹo Tết ở Hàng Buồm cũng cho biết, mọi năm, từ rằm tháng Chạp đến Tết, lúc nào cửa hàng cũng tấp nập khách ra vào từ sáng đến khuya, cửa hàng nào cũng phải thuê thêm nhân viên làm thêm để phục vụ khách, nhiều lúc tắc cả đường. Nhưng năm nay, mỗi ngày chỉ có vài ba khách đến mua sắm. Hàng hoá chất cao như núi nhưng không có người mua.

Nguồn: [Link nguồn]

Cảnh tượng bất ngờ tại “thủ phủ” bánh kẹo của Hà Nội những ngày giáp Tết Nhâm Dần

Được coi là “thủ phủ” bánh kẹo nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu người dân Thủ đô suốt hàng chục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN