Tá hỏa “sập bẫy” lừa đảo, mất hàng trăm triệu với công việc cộng tác viên cho sàn điện tử

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Với mác công việc “bán hàng online” lợi nhuận khủng, nhiều người bán hàng đã sẵn sàng chuyển khoản hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng để tạm ứng tiền hàng... mà không thể ngờ đó là một trò lừa đảo.

Mới đây, trên một nhóm cư dân tại Hà Nội, tài khoản Vu Van đã đăng thông tin mong muốn mọi người tư vấn cách để có thể nhận lại 200 triệu đồng. Câu chuyện cũng như lời cảnh báo tới hàng trăm người sử dụng mạng xã hội nhẹ dạ khác.

Thông tin với nội dung cụ thể như sau: “Mọi người ơi, cháu gái em nó dại quá, tự dưng đăng kí làm cộng tác viên cái ứng dụng gì đấy. Nó đã chuyển khoản cho người ta 200 triệu rồi, may mà em phát hiện và bảo ngưng không chuyển nữa. Nó cứ kêu chuyển vào tiếp mới chuyển lãi và gốc lại được, mà em nghe mùi lừa nên em không cho chuyển nữa.

Giờ đòi tiền lại mà nó nói đã bank từ 15:22 từ Vietcombank sang Agribank nhưng đến giờ chưa nhận được. Mọi người xem giúp e nó bank như thế có phải thông tin giả và cháu em đã bị lừa rồi đúng không ạ? Mất 200 triệu chắc anh chị em chết quá”...

Một tài khoản chia sẻ về việc người nhà có nguy cơ mất 200 triệu đồng sau khi làm công việc bán hàng hàng online

Một tài khoản chia sẻ về việc người nhà có nguy cơ mất 200 triệu đồng sau khi làm công việc bán hàng hàng online

Thông tin và hình ảnh của tài khoản Vu Van sau khi được chia sẻ, đã nhận được hàng trăm bình luận, góp ý.

Tài khoản Mai Mai lên tiếng: “Làm sao mà lấy lại dễ vậy bạn. Em mình đây 70 triệu không một lời từ biệt. Bị lừa vài chục triệu đã đủ sáng mắt ra rồi, tại sao cháu bạn dễ dàng chuyển cho họ số tiền lớn như vậy được chứ?”

Một tài khoản khác thì lên tiếng: - “Chuẩn bài lừa rồi. Bạn em mất mấy trăm triệu vì cái công việc này nè. Ban đầu nó cho đơn nhỏ, yêu cầu người bán ứng tiền thanh toán đơn hàng, làm và trả hoa hồng rất đều. Thấy hời nên bạn em làm và vào đơn to hơn. Sau đó nó kêu đang kẹt hàng, lỗi hệ thống, yêu cầu thanh toán tiếp rồi trả gộp một thể. Đa số người tham gia tiếc nên cố. Càng cố càng bị lừa nhiều...”

-Bọn lừa đảo này rất tinh vi, nó cài người của nó trong nhóm. Các thành viên khác thì cứ khoe lãi và khoe thanh toán bill to bự... rồi cướp đơn các kiểu nữa. Ôi. Trò này xưa rồi mà sao vẫn nhiều người dính vậy trời.

-Có rất nhiều vụ lừa đảo tương tự mà mọi người vẫn tin nhỉ? Công việc nhẹ lương cao, đầu tư lợi nhuận khủng sao quá dễ dàng như thế được...

Liên quan đến hàng loạt các vụ lừa đảo tinh vi như trên, mới đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho biết, thời gian gần đây, đơn vị này nhận được nhiều email và cuộc gọi phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Telegram... để tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Cụ thể, theo phản ánh, sau khi trao đổi và người có nhu cầu tìm việc làm liên hệ, các đối tượng lừa đảo hướng dẫn cộng tác viên thực hiện đặt mua hàng online để tăng tương tác cho các gian hàng. Đặc biệt, các đối tượng lừa đảo yêu cầu cộng tác viên phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán đơn hàng trước, với hứa hẹn sau đó sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu hoa hồng.

Dễ dàng tìm kiếm các thông tin đăng tuyển cộng tác viên bán hàng online "việc nhẹ, lương cao"

Dễ dàng tìm kiếm các thông tin đăng tuyển cộng tác viên bán hàng online "việc nhẹ, lương cao"

Ban đầu, đối tượng lừa đảo gửi cho nạn nhân đường link sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… có giá trị từ vài trăm nghìn, vài triệu đồng cho tới vài chục triệu đồng và yêu cầu cộng tác viên thực hiện các bước gồm: Xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty. Ở những nhiệm vụ đầu tiên, với các đơn hàng có giá trị nhỏ, cộng tác viên sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng.

Cứ như vậy, quá trình trên tiếp diễn cho đến khi cộng tác viên làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao (vài chục triệu đồng) và không còn khả năng chuyển tiền. Lúc này, đối tượng lừa đảo lấy lý do công ty đang bảo trì hệ thống hoặc các lý do khác để từ chối không gửi lại tiền hàng và tiền hoa hồng cho cộng tác viên, đồng thời yêu cầu cộng tác viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Cộng tác viên tiếp tục được hứa hẹn sẽ nhận tiền gốc và hoa hồng hoặc bị chặn đầu mối liên hệ, khi đó nạn nhân mới nhận ra mình đã bị lừa đảo.

Đại diện Trung tâm NCSC nhận định, thủ đoạn lừa đảo kể trên chủ yếu lợi dụng uy tín của các sàn thương mại điện tử để lấy lòng tin của những người đang có nhu cầu làm thêm và đánh vào lòng tham của con người để dẫn dụ các nạn nhân “sập bẫy”.

Để tránh không bị lừa đảo dẫn đến mất mát, bị chiếm đoạt tài sản, các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia khuyến nghị người dân cảnh giác với những lời mời chào tuyển làm cộng tác viên bán hàng online.

Đồng thời, người dân cũng cần thường xuyên chia sẻ, cảnh báo với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh về những phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng dưới hình thức tuyển cộng tác viên online.

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, tình hình lừa đảo trực tuyến trở nên vô cùng phức tạp với những con số thiệt hại ngày càng lớn, từ các thẻ cào mệnh giá vài trăm ngàn đồng nạp cho kẻ giả mạo đến hàng trăm triệu đồng chuyển khoản ngân hàng vì tin rằng người thân đang gặp sự cố khẩn cấp. Thực tế, đã có những nạn nhân bị thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng vì rơi vào bẫy lừa đảo qua email, điện thoại hoặc các hình thức lừa đảo trực tuyến như kêu gọi đầu tư tài chính online.

Lừa đảo trực tuyến tăng mạnh từ khi các đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, theo Trung tâm NCSC, chỉ riêng trong năm 2021, đã có hơn 1.000 website lừa đảo trực tuyến, giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính đã bị đơn vị này ngăn chặn, xử lý.

Thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã thường xuyên có cảnh báo tới người dùng, đồng thời xây dựng cổng thông tin cảnh báo để người dân cùng chung tay phát hiện sớm các website lừa đảo nhằm kịp thời xử lý.

Nguồn: [Link nguồn]

Hơn 230 nghìn ”chứng sĩ” sốc nặng khi vừa tham gia thị trường đã thua lỗ nặng, nhiều người ”cháy tài khoản”

Khắp các diễn đàn, nhà đầu tư F0 bị sốc vì thị trường rơi quá nhanh, bất ngờ. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng mọi thành quả 2 năm gom góp đã "bốc hơi" hết, thậm chí nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN