Những quy định áp dụng từ 1/7, người dân được hưởng lợi nhiều

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từ 1/7/2023, một số quy định được áp dụng giúp người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi, như giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT), tăng lương cơ sở, giảm phí trước bạ 50%,...

Từ 1/7/2023, chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ có hiệu lực

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết chung của kỳ họp, trong đó quyết nghị giảm 2% thuế VAT theo Nghị quyết 43/2022. Việc giảm thuế này được thực hiện từ 1/7 đến hết năm nay. Như vậy, thuế VAT sẽ giảm về 8%, nhưng không áp dụng với nhóm hàng hóa như viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất và các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Từ 1/7/2023, chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ có hiệu lực

Từ 1/7/2023, chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ có hiệu lực

Ngay sau khi Nghị quyết của Quốc hội đưa ra, cả doanh nghiệp, lẫn người dân đều bày tỏ sự vui mừng, chờ ngày chính sách giảm thuế chính thức được áp dụng.

Trưởng phòng điều hành vùng miềm Bắc MM MEGA Market Việt Nam Nguyễn Anh Phương cho biết, trung bình mỗi tháng MM MAGA Kerket Việt Nam đón hơn 1 triệu khách hàng, tiêu thụ hơn 30.000 mặt hàng. Việc được giảm 2% thuế VAT sẽ trực tiếp làm giảm giá thành cuối cùng khách hàng phải trả, giúp việc tiêu thụ sản phẩm tăng lên. DN này kỳ vọng, doanh số bán hàng từ đầu tháng 7 sẽ sẽ bùng nổ khi chính thức áp dụng giảm 2% thuế VAT.

Như vậy, khi được giảm 2% thuế VAT với một số hàng hóa, dịch vụ. Với mức chi tiêu trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng, mỗi gia đình sẽ tiết kiệm được khoảng 300.000 đồng. Khoản tiền này tuy không lớn, nhưng góp phần hỗ trợ một phần người tiêu dùng trong việc chi tiêu.

Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2023

Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, chính thức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023.

Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2023

Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2023

Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1,49 triệu đồng/tháng.

Cũng căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì có 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023, đơn cử như: Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện; Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng; Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an...

Theo quy định, mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để tính nhiều chế độ. Cụ thể: Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng tại mục 3; Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Trình Chính phủ duyệt Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự án Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, dự kiến thời gian áp dụng từ ngày 1/7 đến ngày 31/12 năm nay.

Trình Chính phủ duyệt Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, dự kiến thời gian áp dụng từ ngày 1/7 đến ngày 31/12 năm nay

Trình Chính phủ duyệt Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, dự kiến thời gian áp dụng từ ngày 1/7 đến ngày 31/12 năm nay

Tại dự thảo nghị định, Bộ Tài chính đề xuất mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc Quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Dự kiến thời gian áp dụng trong 6 tháng cuối năm nay, từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12. Ước tính việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 6 tháng cuối năm sẽ làm giảm thu ngân sách 8.000 - 9.000 tỷ đồng. Chính sách này góp phần kích cầu mua ô tô của người dân, giúp nhà sản xuất và phân phối ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn.

Theo Bộ Tài chính, việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 8.000 - 9.000 tỉ đồng, tuy nhiên được kì vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực đối với sức mua xe không chỉ ở thị trường nội mà còn là thị trường nói chung.

Quản lí biển số theo mã định danh

Theo đề xuất của Bộ Công an tại Dự thảo Thông tư Quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới thì từ ngày 01/7 tới, biển số ôtô sẽ được quản lí theo mã định danh của chủ sở hữu.

Có nghĩa, biển số sẽ gắn liền với mã số định danh của người sở hữu. Và khi chủ phương tiện bán xe ôtô nhưng biển số định danh vẫn được sử dụng cho chiếc xe sau này của họ.

Nếu như trước đây đến thời điểm hiện nay khi chủ phương tiện bán xe ôtô kèm luôn biển số thì từ 01/7/2023, chủ phương tiện được giữ lại biển số, đăng kí và nộp cho cơ quan công an và khi mua chiếc xe mới người này có thể đề nghị công an cấp lại biển số cũ làm đăng kí cho xe đó.

Nếu người sở hữu nhiều xe thì mỗi xe sẽ có 01 biển số và các biển số đó được quản lí theo số định danh của người đó.

Bên cạnh đó, biển số định danh sẽ theo chủ sở hữu suốt đời, không được phép mua bán hay chuyển nhượng. Chỉ được phép chuyển nhượng những biển số đấu giá.

Nếu cấp đổi, cấp lại biển số xe thì giữ nguyên biển số cũ; đối với biển 03, 04 số thì đổi sang biển số 05 số theo quy định.

Nguồn: [Link nguồn]

Lãi tiết kiệm liên tục giảm, kênh đầu tư nào sẽ hút dòng tiền?

Việc lãi suất tiết kiệm liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm thời gian gần đây khiến những người có tiền nhàn rỗi phải băn khoăn trong việc lựa chọn kênh đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN