Tàu thăm dò sao Hỏa lần đầu tiên “vươn mình”

Hôm qua, tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity lần đầu tiên đã thực hiện cử động “cánh tay” nhằm kiểm tra kỹ thuật trước khi tiếp tục hành trình khám phá Hành tinh Đỏ trong những ngày tới đây.

Tàu tự hành Curiosity đã mở rộng cánh tay robot và thực hiện một loạt cử động thử nghiệm phức tạp để đảm bảo chắc chắn rằng thiết bị có chiều dài 2,1 m này vẫn trong tình trạng hoạt động tốt. Cánh tay robot của Curiosity có 5 khớp và được gắn những dụng cụ tinh xảo để tiếp cận gần gũi nhất với Sao Hỏa.

Trong cử động ngày hôm qua, tất cả 5 khớp trên cánh tay robot đều đã duỗi thẳng ra phía trước mặt tàu Curiosity rồi sau đó gập lại phía sau về vị trí mà tàu con tự hành dự kiến sẽ bắt đầu di chuyển trong vài ngày tới đây.

“Nó đã hoạt động theo đúng kế hoạch của chúng tôi”, Louise Jandura, kỹ sư trưởng phụ trách hệ thống mẫu tàu Curiosity thuộc Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, California cho biết trong một tuyên bố.

“Quan sát từ xa và từ những hình ảnh nhận được sáng nay, chúng tôi có thể khẳng định cánh tay đã chuyển động đúng vị trí chúng tôi muốn điều khiển”.

Tàu thăm dò sao Hỏa lần đầu tiên “vươn mình” - 1

Tàu thăm dò Sao Hỏa Curiosity đã mở rộng cánh tay robot và thực hiện một loạt cử động thử nghiệm ngày 20/8/2012

Cánh tay robot của Curiosity là một trong những thiết bị mạnh nhất của con tàu tự hành này. Dưới cùng của cánh tay là một “bàn tay” nặng 30 kg với chiều rộng 60 cm.

Đợt kiểm tra cánh tay hôm thứ Hai diễn ra chỉ một ngày sau khi Curiosity dùng chùm laser gắn trên “đầu và cổ” để bắn vào một hòn đá trên Sao Hảo nhằm kiểm tra khả năng hoạt động bình thường của thiết bị. Cũng giống như cánh tay robot, hệ thống laser hoạt động đúng như kế hoạch.

Tàu thăm dò Sao Hỏa Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD đã đổ bộ xuống Hành tinh Đỏ ngày 5/8 vừa qua và dự kiến sẽ lưu lại đây ít nhất 2 năm để khám phá miệng núi lửa Gale. Con tàu này được thiết kế nhằm xác định xem liệu khu vực đáp xuống đã từng diễn ra đời sống vi sinh vật hay chưa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Phạm (Theo Space) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN