Bác sĩ Trương Quang Hải – Người mang “hy vọng” đến với các cặp vợ chồng hiếm muộn

Sự kiện: Nguyễn Quang Hải

Gần 10 năm công tác trong lĩnh vực hiếm muộn, Ths. BS Trương Quang Hải được nhiều bệnh nhân gọi là “cha nuôi”. Bởi anh được mệnh danh là bác sỹ “mát tay” giúp nhiều cặp vợ chồng hạnh phúc đón nhận đứa con đầu đời sau nhiều năm chạy chữa.

Bác sĩ của những đứa bé - Trương Quang Hải

Bác sĩ của những đứa bé - Trương Quang Hải

Chàng bác sĩ Trương Quang Hải tốt nghiệp thạc sĩ ngành sản phụ khoa, anh đến với nghề như một mối lương duyên và chính chữ duyên này đã giúp anh mang tới tiếng cười trẻ thơ cho bao mái nhà mong con, giúp mái ấm của họ vẹn tròn hạnh phúc. Lĩnh vực hiếm muộn trong y khoa tương đối nhạy cảm và khó đoán biết. Do đó, anh luôn xác định từ đầu mỗi ca bệnh đều không dễ và phải đặt nhiêu tâm huyết để tìm ra đúng vấn đề và phương hướng giải quyết.

Bác sĩ Trương Quang Hải – Người mang “hy vọng” đến với các cặp vợ chồng hiếm muộn - 2

Yếu tố may mắn rất quan trọng vì bác sĩ Trương Quang Hải cùng đồng nghiệp gặp rất nhiều trường hợp dù thông qua can thiệp, điều trị nhưng bệnh nhân mãi chưa có tin vui. Có những người từng hỗ trợ sinh sản ở nơi này không được, nhưng vừa sang nơi khác lại có tin vui dù phác đồ điều trị không khác nhau. Đó là điều đặc biệt, rất khó giải thích ở lĩnh vực hiếm muộn.

Các bác sĩ thường nói vui với nhau do duyên số và may mắn của bệnh nhân. Nghĩa là đứa trẻ được chọn lựa đến với cuộc đời rất bất ngờ và đúng thời điểm. Mang thai thực chất là một quá trình tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trường hợp phụ nữ lớn tuổi rủi ro lại càng cao, cả về sức khoẻ của mẹ và bé. Nhiều cặp vợ chồng do quá mong mỏi có con nên mới quyết tâm sinh con ở tầm tuổi như vậy.

“Cái khó nhất là cơ thể người phụ nữ lúc đó thế nào. Cần khám sức khỏe tổng quát xem bệnh nhân đó có đủ sức khỏe để mang thai không, có xuất hiện các bệnh lý toàn thân hay không. Nếu có thì cần tập trung điều trị. Khả năng cao là phải đi xin trứng" - Bác sĩ Hải chia sẻ.

Càng cao tuổi, đặc biệt khi người phụ nữ mãn kinh thì tử cung phụ thuộc vào hoạt động nội tiết buồng trứng, sẽ teo nhỏ đi, xơ hóa đi, đậu thai khó hơn, dễ sảy thai hay sẽ dễ xuất hiện các bất thường. Nếu bệnh nhân không đảm bảo về sức khoẻ thì bác sĩ chỉ định dừng điều trị. Kể cả người bệnh có muốn bác sĩ cũng không thể làm vì quá nguy hiểm.

Bác sĩ Trương Quang Hải – Người mang “hy vọng” đến với các cặp vợ chồng hiếm muộn - 3

Bác sĩ Trương Quang Hải – Người mang “hy vọng” đến với các cặp vợ chồng hiếm muộn - 4

Gần 10 năm làm nghề, bác sĩ Trương Quang Hải không nhớ biết bao nhiêu lần “gỡ rối” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Bệnh nhân đến gặp anh đều có một điểm chung đó là gặp vấn đề về sinh con, nhưng không phải ai cũng có những suy nghĩ tiến bộ, sẵn sàng chấp nhận tình huống khó khăn. Điển hình như việc xin trứng hay tinh trùng.

Anh kể, có những cặp vợ chồng do một hay nhiều lý do nào đó mà không thể sử dụng trứng của người vợ. Lúc này, cách giải quyết tốt nhất là đi xin trứng để thụ tinh nhân tạo, việc này được pháp luật cho phép. Tuy nhiên khi nghe thấy “dùng trứng của người đàn bà khác”, nhiều ông chồng không chấp nhận.

Người vợ cũng vậy. Khi gặp rắc rối trong chuyện sinh sản, như tinh trùng của người chồng không thể sử dụng, một số người vợ tỏ “thái độ ra mặt”. Tuy nhiên tình huống này thường ít gặp hơn. Đa phần phụ nữ thường có tâm lý sẵn sàng chấp nhận hy sinh hơn.

Trước tình huống như vậy, bên cạnh việc theo dõi, điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Trương Quang Hải kiêm luôn nhiệm vụ của bác sĩ tâm lý động viên, an ủi bệnh nhân. Anh tận tình sát cánh cùng bệnh nhân, giúp họ vượt qua những rào cản, có được hạnh phúc vẹn tròn khi đón con thành công sau nhiều năm mong mỏi.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Nguyễn Quang Hải Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN