Xung đột Gaza: Hamas lấy đâu tên lửa để "trút như mưa" xuống Israel?

Phong trào Hồi giáo Hamas có trong tay bao nhiêu vũ khí và sức mạnh như thế nào khi liên tiếp nã tên lửa làm Israel choáng ngợp?

Hệ thống Mái vòm sắt của Israel liên tiếp phải chống đỡ tên lửa từ Palestine

Hệ thống Mái vòm sắt của Israel liên tiếp phải chống đỡ tên lửa từ Palestine

Sức mạnh tên lửa Hamas vượt ngoài dự đoán

Theo quân đội Israel, trong 4 ngày, phong trào Hồi giáo Hamas đã nã hơn 1.800 tên lửa từ thành phố Gaza, Palestine vào các thành phố của Israel. Con số này vượt qua rất nhiều số tên lửa mà Hamas từng sử dụng trước đây.

Có lẽ vì vậy nên cuộc tập kích hôm 10/4 của Palestine đã khiến Israel rất bất ngờ, góp phần đẩy xung đột tại Gaza lần này dù mới xảy ra nhưng đã leo leo thang đến mức cộng đồng quốc tế e ngại có thể nổ ra chiến tranh toàn diện.

Israel lâu nay nổi tiếng với hệ thống phòng thủ Mái vòm sắt có khả năng đánh chặn tên lửa từ Hamas để bảo vệ các thành phố bên trong lãnh thổ.

Do đó, dù Israel bị tập kích liên tục nhưng số thương vong không cao như ở Palestine. Tuy nhiên, lần này, vẫn có nhiều quả tên lửa xuyên qua hệ thống phòng thủ, tấn công những khu vực đông đúc cư dân. Hiện, Israel ghi nhận 7 người thiệt mạng còn Palestine có tới hơn 100 người.

Theo tình báo Israel, ước tính, kho đạn của Hamas có khoảng 30.000 quả tên lửa và đạn cối. Nhưng Israel cho rằng, Hamas chỉ sở hữu số ít loại tên lửa với tầm xa 160km còn lại là những tên lửa tầm ngắn.

Một số thành phố lớn nhất và quan trọng nhất của Israel như Jerusalem và Tel Aviv, sân bay chính Ben Gurion nằm cách Dải Gaza khoảng 40 km, đều nằm trọn dưới tầm bắn của tên lửa Hamas.

Nhưng những ngày qua, đã có không ít tên lửa của Hamas vươn tới cả khu vực Ramon, cách dải Gaza khoảng 177km, vượt quá ước tính của Israel.

Đại diện phong trào Hamas cho biết, nhóm này đã sở hữu tên lửa mới với tầm bắn lên đến 250km, hoàn toàn đủ sức đánh trúng mọi địa điểm bên trong Israel.

Nhưng chưa rõ những thông tin chi tiết cũng như số lượng liên quan tới tên lửa mới của Hamas.

Hamas có tên lửa từ đâu?

Tổng quan kho tên lửa mà phong trào Hồi giáo Hamas đang sở hữu. Trong ảnh là số tên lửa Hamas mua của nước ngoài

Tổng quan kho tên lửa mà phong trào Hồi giáo Hamas đang sở hữu. Trong ảnh là số tên lửa Hamas mua của nước ngoài

Theo The Washington Post, Hamas đã mua một số tên lửa như Fajr-3 và Fajr-5 từ Iran và M302 từ Syria nhưng nhóm này cũng sở hữu năng lực tự sản xuất tên lửa tầm xa 160 km gần như bao trọn các tầm ngắm quan trọng tại Israel.

Có thời gian, nhóm Hamas buôn lậu vũ khí qua biên giới Ai Cập nhưng tuyến đường này đã bị phong tỏa sau các cuộc truy quyét kể từ khi Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi nhậm chức năm 2013.

Dù việc mua vũ khí từ nước ngoài ngày càng khó nhưng các thủ lĩnh của Hamas vẫn tuyên bố rằng họ vẫn có cách để mua tên lửa Iran cùng một số tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet của Nga qua đường vận tải trên đất liền và trên biển.

Một số loại tên lửa Hamas có thể tự sản xuất

Một số loại tên lửa Hamas có thể tự sản xuất

Ngoài ra, nhóm này đang sản xuất một số loại vũ khí tại các cơ sở ở thành phố Gaza sử dụng nguyên vật liệu tự chế hoặc buôn lậu, áp dụng cách làm do nhóm Hezbollah tại Li-băng chuyển giao.

Ông Ian Williams, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Phó Giám đốc Dự án Phòng thủ tên lửa nhận định, hoạt động tập kích tên lửa dữ dội từ Gaza trong những ngày qua cho thấy rõ, dấu ấn ngày càng lớn của công nghệ Iran trong các chương trình vũ khí của Hamas.

“Chúng tôi nhận thấy, số lượng vũ khí, cường độ, mức độ sát thương, ... đều cao hơn nhiều so với những gì đã ghi nhận trong quá khứ”, ông Willams nói.

Tình hình tại dải Gaza leo thang sau khi Israel hạn chế tiếp cận khu vực Thành cổ Jerusalem trong tháng Ramadan, đe dọa trục xuất 4 hộ gia đình Palestine thường trú lâu năm tại đây. Những diễn biến này đã thổi bùng tức giận trong người Palestine.

Suốt nhiều ngày trước khi xung đột nổ ra, rất đông người Palestine đã biểu tình phản đối và đụng độ với cảnh sát chống bạo động Israel bên ngoài thánh đường Al-Aqsa ở phía đông Jerusalem, nơi linh thiêng của người Hồi giáo. Sự việc khiến hàng trăm người bị thương, cuối cùng dẫn đến xung đột khốc liệt nhất trong 7 năm trở lại đây trên dải Gaza.

Bên trong nhiều thành phố Israel cũng đang phải đặt trong tình trạng khẩn cấp do những cuộc biểu tình, đốt phá của người Ả-rập nhằm ủng hộ người Palestine.

Nguồn: [Link nguồn]

Chùm ảnh: Dải Gaza hỗn loạn sau các đợt nã rocket qua lại giữa Israel và Hamas

Quân đội Israel đang có kế hoạch tấn công nhằm vào Dải Gaza để đáp trả phong trào Hồi giáo Hamas sau khi hứng chịu đợt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN