Vì sao hội nghị thượng đỉnh với ông Putin là “canh bạc” với Tổng thống Mỹ Biden?

Với việc nhất trí nguyên tắc tổ chức cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “ghi điểm” về mặt ngoại giao, nhưng có thể đối mặt với rủi ro chính trị và chiến lược, đài CNN nhận định.

Mỹ và Nga vẫn chưa tìm được tiếng nói chung nhằm hạ nhiệt căng thẳng Ukraine.

Mỹ và Nga vẫn chưa tìm được tiếng nói chung nhằm hạ nhiệt căng thẳng Ukraine.

Cuộc họp thượng định là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm ngăn chặn khả năng Nga tấn công Ukraine. Hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron làm trung gian.

Nội dung chi tiết về cuộc họp sẽ được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thảo luận với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ở châu Âu vào tuần này. Cuộc họp thượng đỉnh sẽ diễn ra với điều kiện rằng Nga không tấn công Ukraine.

Theo CNN, Nga và Mỹ nhất trí về việc một lần nữa ngồi vào bàn đàm phán là thành công đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden, vì điều này đảm bảo rằng xung đột khó có thể xảy ra, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.

Nhưng ông Biden cũng có thể đối mặt với rủi ro chính trị và chiến lược nếu cuộc họp thượng định không có kết quả tích cực.

Ông Biden đã nhiều lần khẳng định sẽ không đưa binh sĩ Mỹ tới Ukraine. Bất cứ một cuộc tấn công nào của Nga ở Ukraine có thể khiến giá dầu leo thang kỷ lục, làm gia tăng lạm phát, vốn là vấn đề nổi cộm ở Mỹ, ảnh hưởng tực tiếp đến vị thế của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ.

Với việc một lần nữa đồng ý gặp ông Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gián tiếp công nhận rằng Nga vẫn là cường quốc ngang hàng với Mỹ, dù nền kinh tế Nga bị tổn hại nặng nề do lệnh cấm vận của phương Tây vào năm 2014.

Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới là dấu hiệu về sự nhượng bộ của Mỹ để tìm kiếm tiếng nói chung giữa hai cường quốc trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ giữa Nga và NATO.

Theo CNN, ông Biden cũng chịu sức ép bởi cuộc gặp thượng đỉnh do Pháp, đồng minh của Mỹ ở châu Âu dàn xếp. Châu Âu rất muốn Nga và Mỹ có thể tìm kiếm tiếng nói chung bởi nếu Washington trừng phạt nặng nề Moscow, châu Âu cũng chịu ảnh hưởng lớn.

Vấn đề hiện tại là sự không tương đồng trong lập trường của hai bên. Nga muốn Mỹ đảm bảo rằng Ukraine sẽ không bao giờ được phép gia nhập NATO và muốn NATO rút các vũ khí tầm xa khỏi các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary và Romania.

Trong khi đó, Mỹ về cơ bản không thể đồng ý với hai yêu cầu này vì muốn trao quyền quyết định cho từng quốc gia trong NATO, cũng như cho rằng liên minh có quyền quyết định việc Ukraine được gia nhập hay không.

CNN nhận định, ông Putin đến nay vẫn đang ở vị thế “cửa trên”, khi các lực lượng quân sự Nga vẫn chưa rút khỏi các khu vực sát biên giới Ukraine.

Một giải pháp vừa làm hài lòng Mỹ và đồng minh, vừa được ông Putin chấp thuận là điều mà ông Biden phải tìm cách đạt được, nếu không muốn cuộc họp thượng định kết thúc một cách thất vọng.

Bên cạnh đó, Nga vẫn có thể hành động quân sự sau cuộc họp thượng đỉnh, tùy thuộc vào toan tính của ông Putin, theo CNN.

Nguồn: [Link nguồn]

Khủng hoảng Ukraine: Vị thế của ông Biden bị đe dọa?

Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin hạ lệnh tiến quân vào Ukraine thì sẽ gây tổn thất đáng kể cho uy tín của Tổng thống Mỹ Joe Biden và gây hậu quả nghiêm trọng đối với đảng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN