Tướng Mỹ nêu cách ngăn Trung Quốc vươn ảnh hưởng đến Trung Đông

Các quốc gia Trung Đông giàu dầu mỏ luôn được Mỹ ưu ái bán vũ khí hiện đại nhất, với quy mô lớn nhất, trong bối cảnh Nga và Trung Quốc cũng rất muốn mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Ả Rập Saudi là đối tác mua vũ khí Mỹ lớn nhất ở Trung Đông. Ảnh: Reuters.

Ả Rập Saudi là đối tác mua vũ khí Mỹ lớn nhất ở Trung Đông. Ảnh: Reuters.

Theo thống kê năm 2019, các quốc gia vùng Vịnh mua vũ khí Mỹ nhiều nhất, bao gồm UAE, Bahrain, Qatar, Saudi Arabia và Kuwait. Đáng chú ý nhất là thỏa thuận vũ khí trị giá 8 tỉ USD, cung cấp các chiến đấu cơ F-15, F-16 mới nhất và tên lửa chống tăng Javelin.

Ngoài ra, Mỹ ký hợp đồng 2,5 tỉ USD cung cấp tên lửa phòng không Patriot cho Bahrain hay 24 chiếc trực thăng Apache cho Quatar với giá 3 tỉ USD.

Mỹ tích cực bán vũ khí cho các quốc gia Trung Đông là cách hiệu quả để “ngăn các quốc gia này quay sang Trung Quốc”, một tư lệnh hàng đầu của lực lượng Mỹ ở khu vực nói.

Kenneth F. McKenzie, tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, dự đoán khu vực do lực lượng của ông quản lý, trải dài từ Trung Đông đến Trung Á, sẽ là nơi các cường quốc cạnh tranh tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, dù khu vực Biển Đông hay biển Hoa Đông được chú ý nhiều hơn.

“Cạnh tranh giữa các cường quốc toàn cầu không tập trung ở một khu vực cụ thể, không chỉ dồn toàn lực cho một mặt trận”, ông McKenzie nói.

Trực thăng AH-64 Apache.

Trực thăng AH-64 Apache.

Tướng Mỹ nói rằng các thỏa thuận bán vũ khí ở Trung Đông “thể hiện sự cam kết với các đối tác trong khu vực, rằng Mỹ sẽ vẫn ở đây và vẫn là đối tác tin cậy”.

“Chúng tôi không muốn các nước Trung Đông quay sang mua vũ khí Nga hay Trung Quốc. Mặt khác, chúng tôi cũng có cơ chế kiểm soát các loại vũ khí bán cho đối tác”, tướng McKenzie nói.

Trong 5 năm qua, một nửa số vũ khí xuất khẩu của Mỹ có điểm đến là Trung Đông, trong đó 25% là các đơn hàng của Ả Rập Saudi.

Giai đoạn này đánh dấu thị phần vũ khí Mỹ trên phạm vi toàn cầu có sụt giảm đôi chút do các quốc gia như Nga, Anh, Italia, Ukraine, Thụy Điển tăng cường xuất khẩu.

Tướng McKenzie khẳng định Mỹ không chỉ bán vũ khí mà còn “đảm bảo rằng sẽ đứng ra bảo vệ các hệ thống vũ khí đó”.

Tướng Mỹ nói Trung Quốc đang rất muốn mở rộng tầm ảnh hưởng ở Trung Đông, bắt đầu từ khía cạnh kinh tế, và sau đó sẽ mở rộng ra các lĩnh vực khác.

“50% lượng dầu Trung Quốc mua của nước ngoài đến từ eo biển Hormuz. Trung Đông có trữ lượng khí đốt và khoáng sản dồi dào thu hút Trung Quốc. Họ rất muốn hiện diện thường trực hơn trong khu vực”, tướng Mỹ nói.

Tướng McKenzie nói quân đội Mỹ đã được “tối ưu hóa” cho các cuộc xung đột ở Trung Đông, ám chỉ rằng Mỹ vẫn đảm bảo năng lực quân sự trong khu vực dù duy trì lực lượng đông đảo.

“Trong khi đó, mọi hành động của chúng tôi đều bị Trung Quốc và Nga tìm hiểu và nghiên cứu. Họ muốn tìm ra điểm mạnh. Chúng tôi đã sẵn sàng cho một cuộc cạnh tranh lâu dài”, tướng McKenzie khẳng định.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ rút hàng loạt vũ khí ở Trung Đông, chuyển trọng tâm đối phó Trung Quốc ở châu Á?

Mỹ đang âm thầm rút các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot cùng nhiều các trang thiết bị vũ khí khác khỏi Ả Rập Saudi....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN