TQ đang xây dựng căn cứ giống "Khu vực 51" của người Mỹ?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Tại một vùng hẻo lánh, Trung Quốc có 2 căn cứ không quân bí mật được ví như "Khu vực 51" bí ẩn của Mỹ.

Ảnh vệ tinh được cho là chụp "Khu vực 51" của Trung Quốc. Ảnh: Google

Ảnh vệ tinh được cho là chụp "Khu vực 51" của Trung Quốc. Ảnh: Google

Theo News.com.au, cuộc chạy đua vũ trang giữa phương Đông và phương Tây lại nóng lên. Vũ khí tàng hình, tên lửa hành trình hay máy bay do thám tầm cao không còn mới mẻ.

Các "dự án đen" của những năm 2020 giờ đây thiên về máy bay không người lái, trí tuệ nhân tạo và chiến đấu cơ thế hệ thứ 6. 

Nước Mỹ xây dựng "Khu vực 51" tại bang Nevada từ cuối Thế chiến II. Khu vực đặc biệt này chưa từng được thừa nhận tồn tại cho tới năm 2013. Dù được gọi bằng nhiều cái tên như Dreamland, Watertown hay Paradise Ranch, cái tên "Khu vực 51" vẫn được nhiều người biết tới nhất. 

Các chiến đấu cơ hiện đại như "Hắc điểu" SR-71, "Chim ưng đêm" F117 được chế tạo tại "Khu vực 51".  Ngoài ra, còn nhiều vũ khí kỳ quái khác đang được thử nghiệm tại đây. 

Lúc này, khi mà Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang, Bắc Kinh được cho là đang xây dựng các cơ sở được ví như "Khu vực 51" của Mỹ. 

Trung Quốc dường như đã chọn Lop Nur, một bãi thử hạt nhân cũ ở góc hẻo lánh, khô cằn của tỉnh Tân Cương, làm cơ sở thử nghiệm bí mật. Sự xa xôi hẻo lánh của địa điểm này giúp Trung Quốc dễ dàng phát hiện sự xuất hiện của những "kẻ lạ mặt". Ngoài ra, nếu sức nóng thiêu đốt của sa mạc và những bãi cát khô cằn chưa đủ để ngăn bước những kẻ xâm nhập thì các phóng xạ hạt nhân có thể làm được điều đó. 

Dẫu vậy, trong thời đại giám sát vệ tinh phát triển, việc che giấu hoạt động cải tạo, mở rộng cơ sở là rất khó. 

Căn cứ không quân Malan

Ảnh vệ tinh chụp căn cứ không quân Malan ở Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Supplied

Ảnh vệ tinh chụp căn cứ không quân Malan ở Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Supplied

Căn cứ không quân Malan nằm gần hồ Bostun, thuộc khu vực có một số cộng đồng người Hồi giáo sinh sống. Căn cứ này cũng nằm ở rìa phía tây bắc của bãi thử hạt nhân Lop Nur - từng được Trung Quốc sử dụng từ năm 1959 nhưng đã dừng hoạt động năm 1996. 

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, căn cứ không quân Malan là trung tâm của chương trình phát triển máy bay không người lái của Bắc Kinh. 

Tyler Rogoway, chuyên gia của trang Warzone, đã phân tích các ảnh chụp vệ tinh mới này. Rogoway phát hiện đội hình kỳ lạ của các nguyên mẫu máy bay không người lái, thuộc lực lượng Không quân Trung Quốc, với một chiến đấu cơ J-16 Flanker có người lái ngay bên cạnh. 

"Thoạt nhìn, chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là một sự phối hợp hoặc thử nghiệm gì đó liên quan tới máy bay không người lái và có người lái", Rogoway cho hay. 

Điều mà Rogoway nhắc tới ở trên chính là thứ mà Úc đang theo đuổi với dự án máy bay không người lái Loyal Wingman. Cụ thể, các máy bay không người lái đa chức năng - điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo - được thiết kế để bay dưới sự giám sát của một chiến đấu cơ (ở Úc là tiêm kích tàng hình F-35). Hai loại máy bay sẽ kết hợp với nhau để hỗ trợ tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu. 

Mỹ cũng đang có một sự án tương tự với cái tên "Skyborg". Các quốc gia khác như Anh hay Nga cũng đang trong quá trình nghiên cứu. 

Căn cứ không quân Lop Nur

Căn cứ không quân Malan chưa phải là khu vực bí ẩn nhất tại bãi thử Lop Nur. Cách căn cứ này 200 km về phía đông nam, căn cứ không quân Lop Nur, thuộc bãi thử Lop Nur, còn nhận được sự chú ý hơn.

Căn cứ Lop Nur rất rộng lớn và nằm ở khu vực hẻo lánh. Dù không được sử dụng từ lâu nhưng có những dấu hiệu xây dựng năm 2016 cho thấy nơi đây đang được mở rộng và cải tạo. Tuy nhiên, mục đích cụ thể của việc cải tạo căn cứ này vẫn chưa được xác định. 

Căn cứ này có 3 đường băng, xếp thành hình tam giác. Mỗi đường băng dài 5 km. 

Các đường băng xếp thành hình tam giác ở căn cứ không quân Lop Nur. Ảnh: Supplied

Các đường băng xếp thành hình tam giác ở căn cứ không quân Lop Nur. Ảnh: Supplied

Các hình ảnh vệ tinh của Maxar cho thấy sự mở rộng đáng kể của nhà chứa máy bay và các cơ sở dịch vụ tại căn cứ không quân này. Theo NPR, thời gian gần đây, nhiều dãy nhà lớn gần đường băng của căn cứ Lop Nur bắt đầu được cải tạo. Mục đích của việc này được cho là để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động bí mật tại đây. 

Hồi cuối tháng 6, các nhà nghiên cứu của Trung tâm James Martin thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury xác định được 119 hầm phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang được xây dựng gần huyện Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), sau khi phân tích các hình ảnh vệ tinh từ Planet Labs. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện được kiến trúc của 1 trung tâm điều khiển. 

Nguồn: [Link nguồn]

Ảnh vệ tinh ”soi” rõ tàu sân bay TQ đóng mới, bất ngờ về kích thước

Các bức ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy sàn đáp máy bay, đài chỉ huy vẫn chưa được hoàn tất. Dấu hiệu này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - News.com.au ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN