Thủ tướng Đức nói về việc bà Markel “thân thiện” với Nga

Trong một động thái nhằm bênh vực chính sách của người tiền nhiệm, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, nỗ lực duy trì quan hệ thân thiện với Nga “không bao giờ có thể coi là sai lầm”.

Bà Angela Merkel trong một cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin (ảnh: RT)

Bà Angela Merkel trong một cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin (ảnh: RT)

“Nỗ lực để hòa hợp và kiến tạo hòa bình không bao giờ có thể coi là sai lầm”, ông Olaf Scholz trả lời khi được hỏi rằng, liệu dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel, Đức có quá thân thiện với Nga hay không.

Phát biểu của ông Olaf Scholz được đưa ra trong cuộc phỏng vấn hôm 19.6 với hãng tin DPA (Đức).

Trong cuộc phỏng vấn, ông Olaf Scholz lưu ý, việc Đức trước đây quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga là điều “không nên”.

“Đó là sai lầm trong chính sách kinh tế của Đức. Chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cấp năng lượng của Nga mà không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể chuyển hướng nguồn cung một cách nhanh chóng khi có tình huống xấu phát sinh”, ông Olaf Scholz nói.

Những phát biểu của ông Olaf Scholz được đưa ra trong bối cảnh cựu Thủ tướng Đức Merkel nhận nhiều chỉ trích vì duy trì chính sách thân thiện với Nga khi còn đương nhiệm.

Hôm 17.6, hãng tin RND (Đức) dẫn lời bà Merkel cho hay, cựu Thủ tướng Đức mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt với Nga vì Moscow “sở hữu lực lượng hạt nhân mạnh thứ 2 thế giới”.

Bà Merkel tiết lộ, trước khi rời nhiệm sở, bà đã cố gắng nói chuyện với Tổng thống Nga Putin về trật tự an ninh mới cho châu Âu, nhưng dường như ông Putin không quan tâm.

“Ông Putin đã không còn sẵn sàng cho một hội nghị thượng đỉnh kiểu ‘bộ tứ Normandy’ nữa”, bà Merkel nói, đề cập đến các cuộc gặp 4 bên giữa Đức, Pháp, Nga và Ukraine trong các năm 2014, 2015 để dẫn đến ký kết thỏa thuận Minsk nhằm chấm dứt xung đột ở Donbass.

“Tôi đã không thành công trong việc thiết lập các cuộc thảo luận mới giữa Nga và phương Tây về tình hình an ninh châu Âu”, bà Merkel nói thêm.

Bà Merkel giữ chức Thủ tướng Đức 16 năm. Trong thời gian này, Đức là nền kinh tế lớn mạnh nhất Liên minh châu Âu (EU). Một phần sự khởi sắc kinh tế của Đức đến từ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga, theo RT.

Năm 2008, bà Merkel đưa ra quyết định gây tranh cãi khi ngăn Ukraine gia nhập NATO. Bà cho rằng, động thái này có thể gây ra xung đột giữa phương Tây với Nga. Phe đối lập cho rằng, bà Merkel có thái độ mềm mỏng và xây dựng một số thỏa thuận chính trị ngầm với Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga tiết lộ sử dụng siêu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 ở Ukraine

Su-57 – siêu chiến đấu cơ tàng hình hiện đại bậc nhất của quân đội Nga – đã tham chiến ở Ukraine, phó Thủ tướng Nga tiết lộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN