Tàu vũ trụ gặp tai nạn, Moscow phóng tàu cứu hộ giải cứu phi hành gia Nga và Mỹ

Nga ngày 24/2 đã phóng một tàu cứu hộ để giải cứu 2 phi hành gia Nga và một phi hành gia Mỹ tại Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). 

Tàu cứu hộ Soyuz MS-23 của Nga được phóng ngày 24/2. Ảnh: AP

Tàu cứu hộ Soyuz MS-23 của Nga được phóng ngày 24/2. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, Nga đã phóng tàu vũ trụ Soyuz MS-23 lên ISS từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Hiện tại, tàu vũ trụ Soyuz MS-23 đã đi vào quỹ đạo và dự kiến tới ISS vào ngày 26/2. 

"Một chuyến bay hoàn hảo tới quỹ đạo", phát ngôn viên của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Rob Navias bình luận. 

Tàu Soyuz MS-23, không có phi hành đoàn, nhận nhiệm vụ đón hai phi hành gia Nga Dmitry Petelin và Sergei Prokopyev, cùng phi hành gia Mỹ Frank Rubio trở về Trái đất sau khi họ phải ở lại ISS thêm nhiều tháng do sự cố rò rỉ chất làm mát. 

Tháng 12/2022, tàu vũ trụ Soyuz MS-22 của Nga phải dừng tại ISS do gặp sự cố rò rỉ. Nguyên nhân dẫn đến sự cố là do tàu va chạm với một thiên thạch siêu nhỏ, dẫn đến thủng bộ tản nhiệt bên ngoài và cạn kiệt chất làm mát. 

Ngoài nhiệm vụ đón các phi hành gia, tàu Soyuz MS-23 còn vận chuyển 429kg đồ dùng cùng thiết bị phục vụ cuộc sống và nghiên cứu khoa học cho các phi hành gia ở ISS.

Cơ quan Vũ trụ Nga (RSA) đã trì hoãn phóng tàu Soyuz MS-23 để kiểm tra kỹ càng. Khi không phát hiện lỗi nào, RSA đã phóng con tàu này ngày 24/2. 

Về sự cố rò rỉ ở tàu vũ trụ Soyuz MS-22, các quan chức xác định việc đưa 2 phi hành gia Nga và 1 phi hành gia Mỹ trở lại tàu này vào tháng tới là quá mạo hiểm. Không có chất làm mát, nhiệt độ cabin của tàu Soyuz MS-22 sẽ tăng đột biến trong hành trình trở về Trái đất, dẫn đến nguy cơ hỏng máy tính và các thiết bị khác, đồng thời khiến các phi hành gia có thể gặp nguy hiểm do tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Theo kế hoạch hiện tại, tàu Soyuz bị rò rỉ sẽ trở về Trái Đất mà không có người bên trong vào cuối tháng 3. Các kỹ sư sau đó sẽ kiểm tra lỗi để khắc phục. 

Hai phi hành gia Nga và một phi hành gia Mỹ lên tàu Soyuz MS-22 bay vào vũ trụ từ tháng 9/2022 trong một nhiệm vụ kéo dài 6 tháng. 

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện đáng lo ngại về thay đổi của các phi hành gia sau chuyến bay vào vũ trụ

Máu của các phi hành gia có dấu hiệu đột biến ADN sau các chuyến bay vào vũ trụ, một nghiên cứu mới cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - AP ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN