Tàu ngầm tưởng là nơi an toàn nhất cũng không tránh khỏi Covid-19

Cả tàu ngầm Hà Lan và tàu ngầm hạt nhân Nga đều đang bị cách ly cùng thủy thủ đoàn trước khi có thể quay trở lại thực hiện nhiệm vụ dưới biển.

Theo Daily Star, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng khắp toàn cầu, xuất hiện ở cả tàu sân bay hạt nhân Mỹ, mọi người có thể nghĩ rằng các tàu ngầm hoạt động dưới đáy biển trong nhiều ngày là nơi an toàn nhất, nhưng thực tế không phải như vậy.

Tàu ngầm hạt nhân cũng không hề miễn nhiễm trước mối nguy từ đại dịch Covid-19.

Tàu ngầm HNLMS Dolfijn của hải quân Hà Lan, được gọi về căn cứ khẩn cấp hồi tuần này, sau khi 8 thành viên thủy thủ đoàn dương tính với Covid-19.

Tàu ngầm HNLMS Dolfijn của hải quân Hà Lan.

Tàu ngầm HNLMS Dolfijn của hải quân Hà Lan.

Hải quân Hà Lan không công bố chi tiết sự việc, nhưng nói rằng có nhiều thành viên khác có triệu chứng giống như cúm. Con tàu chở theo 58 người sẽ về đến cảng Den Helder vào cuối tuần này, sớm hơn 2 tuần so với kế hoạch.

Toàn bộ thành viên thủy thủ sẽ bị cách ly. Không rõ có phải các thủy thủ tàu ngầm nhiễm virus trong hành trình đến Scotland hay không. Con tàu sẽ không thể tham gia cuộc tập trận cùng các nước NATO theo kế hoạch.

Theo trang The Barents Observer, tàu ngầm hạt nhân Orel lớp Oscar-II của Nga đang bị cách ly sau khi thủy thủ đoàn có tiếp xúc gần với một trường hợp dương tính với Covid-19.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar-II của Nga.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar-II của Nga.

Nguồn tin cho biết tàu có 110 thủy thủ, neo tại Zapadnaya Litsa, căn cứ của Hạm đội Biển Bắc ở bán đảo Kola, phía tây bắc nước Nga. Không rõ gia đình của các thủy thủ ở làng Zaozersk gần đó có ca dương tính nào với Covid-19 hay không.

Một tàu ngầm khác của Nga và một tàu hỗ trợ cũng đang bị cách ly chờ kiểm tra y tế.

Để đối phó với nguy cơ Covid-19 lây lan trên tàu ngầm hạt nhân, hải quân Anh đã yêu cầu toàn bộ các thủy thủ sắp có chuyến ra biển phải cách ly tập trung trong 14 ngày, sau đó mới được ra khơi để đề phòng lây nhiễm.

Những thủy thủ tàu ngầm đang ở ngoài biển không hề được thông báo về đại dịch Covid-19 để tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý, theo Daily Star. Trong quá khứ, việc các thủy thủ tàu ngầm không được thông báo về tin xấu ở quê nhà là điều thường xảy ra.

Các thủy thủ không được tiếp xúc với TV, radio hay internet và chỉ có chỉ huy trên tàu mới thực sự biết chuyện gì đang xảy ra.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Những người không được phép biết về dịch Covid-19 đang lây lan toàn cầu

Dịch Covid-19 đang bùng phát và lây lan khắp thế giới với hơn 700.000 người nhiễm và hàng chục nghìn người tử vong, nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN