Điểm yếu của hệ thống y tế Mỹ bị phơi bày trong dịch Covid-19

Không chỉ thể hiện một số thiếu sót trong các biện pháp chống dịch, dịch Covid-19 bùng phát đang để lộ ra một số điểm yếu trong hệ thống y tế của Mỹ - một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe được đánh giá là hàng đầu thế giới.

Ngày 30.3, Đại diện Thương mại Mỹ - ông Robert Lighthizer, cho biết, Mỹ cần nhanh chóng tìm cách thúc đẩy sản xuất y tế trong nước hơn là tìm kiếm các nguồn cung y tế từ nước ngoài. Ông Robert Lighthizer nhấn mạnh rằng, việc quá phụ thuộc vào nước ngoài là lỗ hổng chiến lược của nền y tế Mỹ mà chỉ được phơi bày bởi dịch Covid-19.

“Thật không may, chúng ta đang nhận được bài học từ cuộc khủng hoảng Covid-19 rằng nguồn cung y tế của Mỹ đã phụ thuộc quá nhiều vào các quốc gia khác. Việc quá lạm dụng những sản phẩm và vật tư y tế giá rẻ của nước ngoài đã tạo ra lỗ hổng chiến lược cho hệ thống y tế”, ông Robert Lighthizer cho biết.

“Biện pháp cần thiết đối với Mỹ lúc này là phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng y tế và thúc đẩy sản xuất trong nước”, ông Lighthizer nói thêm.

Các bác sĩ tại một trung tâm xét nghiệm Covid-19 tại Mỹ (ảnh: AP)

Các bác sĩ tại một trung tâm xét nghiệm Covid-19 tại Mỹ (ảnh: AP)

Mỹ là một trong những quốc gia có nguồn lực y tế hàng đầu thế giới, tuy nhiên, nước này lại đang phải đối mặt với sự khan hiếm vật tư y tế trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát.

Ngày 27.3, ông Trump đã viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để yêu cầu công ty General Motors của Mỹ sản xuất gấp máy thở cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19

Ngày 29.3, Mỹ đã mở một dự án cầu hàng không với 20 chuyến bay kéo dài liên tục trong 30 ngày nhằm vận chuyển các trang thiết bị y tế chủ yếu đến từ Trung Quốc tới Mỹ một cách nhanh nhất.

Hàng tỷ đô đã được Mỹ chi ra nhưng vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề mà các y bác sĩ nước này đang phải đối mặt, đó là tình trạng thiếu nghiêm trọng vật tư y tế.

Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan tại nhiều nước trên thế giới, các quốc gia khác cũng cần bảo vệ tài nguyên y tế của mình dẫn đến nhập khẩu y tế tại Mỹ giảm mạnh. Điều này cho thấy một hệ thống y tế Mỹ dễ bị tổn thương khi đối phó với một đại dịch có khả năng lây lan cao và tiêu tốn nhiều nguồn lực như Covid-19.

Một nữ bác sĩ tại Mỹ sau những giờ làm việc mệt mỏi (ảnh: AP)

Một nữ bác sĩ tại Mỹ sau những giờ làm việc mệt mỏi (ảnh: AP)

Một vấn đề khác mà nhiều bệnh viện tại Mỹ đang gặp phải trong lúc dịch Covid-19 đang bùng phát đó là tiền. Nghe thì có vẻ thiếu hợp lý sau khi Mỹ vừa chi 2.200 tỷ đô cho các bang để chi tiêu chống dịch Covid-19, tuy nhiên, đây lại là sự thật, nhiều bệnh viện tại Mỹ đang “than thở” vì hết tiền.

Đại diện các bệnh viện giải thích, họ đã bị sụt giảm doanh thu đáng kể vì phải cắt giảm những khoản điều trị sinh lợi thông thường để tập trung chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Đồng thời, các bệnh viện tại Mỹ cũng phải tốn rất nhiều tiền để mua sắm vật tư y tế cho y bác sĩ, thuê người chăm sóc con cái cho các nhân viên y tế, trả lương ngoài giờ cho những lao động khác trong bệnh viện, chuyển đổi nhiều cơ sở thành phòng xét nghiệm, phòng điều trị cho người nhiễm Covid-19… Những khoản chi tiêu này là vô cùng tốn kém.

Thống đốc bang New York - ông Andrew Cuomo, cho biết, một số bệnh viện tại bang này đang không đủ tiền để chi trả các hóa hơn do số lượng người nhiễm tăng quá nhanh. Ông Cuomo cho rằng, việc giải ngân gói 2.200 tỷ đô la, trong đó, có hơn 100 tỷ đô la chi riêng cho các bệnh viện tại Mỹ cần phải làm nhanh chóng hơn để ngăn nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng đóng cửa.

Xe tải đông lạnh được huy động để làm nhà xác tạm tại New York (ảnh: Reuters)

Xe tải đông lạnh được huy động để làm nhà xác tạm tại New York (ảnh: Reuters)

“Chúng tôi không thể in ra tiền, vì thế chúng tôi cần hỗ trợ tài chính nhiều hơn”, ông LeRay Brown, nhà điều hành của Hệ thống chăm sóc sức khỏe Brooklyn (New York), cho biết.

Ông Brown cho biết, chỉ tính riêng tại quận Brooklyn, mỗi tháng sẽ cần thêm 30 triệu USD để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các bệnh viện trong dịch Covid-19. Ngoài ra, còn cần 8 triệu USD để bù vào nguồn thu bị thiệt hại của các bệnh viện và 5 triệu USD để bổ sung giường bệnh, tăng hiệu suất làm việc thêm 50%. Lưu ý, đây chỉ là số tiền chi thêm cho các bệnh viện tại một quận của Mỹ.

“Tôi nghĩ nhiều người không nhận ra là các bệnh viện đang gặp rắc rối nghiêm trọng về tài chính trong dịch Covid-19. Có vẻ không ai nghĩ đến điều đó. Ai cũng tưởng rằng các bệnh viện đang hoạt động tốt. Điều đó không đúng chút nào”, một bác sĩ tại Boston (Mỹ), cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì đâu ông Trump thay đổi hẳn suy nghĩ về sự nguy hiểm của dịch Covid-19?

Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump, từng đưa ra nhiều nhận định lạc quan về tình hình dịch Covid-19 và muốn bãi bỏ khuyến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Reuters, ABC News ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN