Trường hợp lây nhiễm Covid-19 khác thường khiến các nhà nghiên cứu TQ đau đầu

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc không loại trừ khả năng có một biến chủng mới của SARS-Cov-2 có độc tính thấp nhưng kéo dài thời gian lây nhiễm, chung sống “hòa bình” trong cơ thể con người.

Theo SCMP, virus trải qua hàng tỉ năm tồn tại trong tự nhiên đã thuần thục khả năng lây nhiễm vào vật chủ, nhân bản hàng loạt để duy trì mã gene di truyền. Những virus có độc tính cao càng dễ biến mất vĩnh viễn khỏi tự nhiên vì vật chủ khi chết sẽ chấm dứt con đường lây nhiễm.

Đó là cơ sở để các nhà khoa học Trung Quốc lo ngại về một biến chủng Covid-19 mới có độc tính thấp nhưng tồn tại rất lâu trong cơ thể người.

Điển hình là trường hợp một người đàn ông trung niên có triệu chứng nhiễm Covid-19 ở dạng nhẹ, nhưng mãi đến 49 ngày mới khỏi bệnh, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết trên tạp chí y khoa Medrxiv.org.

Kiểm tra cơ thể người này, các nhà nghiên cứu phát hiện mật độ SARS-Cov-2 ở mức cao nhưng hệ miễn dịch không hề có phản ứng.

“Virus và vật chủ trong trường hợp này có vẻ tạo thành mối quan hệ cộng sinh”, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quân y ở Trùng Khánh, tại Bệnh viện Quân đội số 967 ở Đại Liên và tại Bệnh viện Đa khoa ở Vũ Hán, cho biết.

Hình dạng SARS-CoV-2 sau khi được phóng to và tô màu.

Hình dạng SARS-CoV-2 sau khi được phóng to và tô màu.

Kết quả là cơ thể người này không tìm cách loại bỏ virus nhưng người này vẫn là nguồn lây truyền virus. Sau khi được điều trị bằng huyết tương của người khỏi bệnh, kết quả xét nghiệm của người đàn ông này đã cho kết quả âm tính.

Đây được coi là trường hợp “virus ẩn” trong cơ thể người bệnh lâu nhất từ trước đến nay. Thông thường, người nhiễm Covid-19 càng lâu thì tình trạng càng trở nặng.

Nhưng đối với bệnh nhân trên, người này chỉ bị sốt nhẹ, không bị ho hay cảm thấy khó thở. Kết quả kiểm tra cho thấy người này có bị tổn thương phổi ở dạng nhẹ, biến mất sau vài ngày được điều trị tại bệnh viện.

Nhưng bệnh nhân này vẫn dương tính với Covid-19 với mật độ tương đương ở người bệnh nặng.

Một người phụ nữ có tuổi tiếp xúc với bệnh nhân trên cũng nhiễm Covcid-19. Dù ở tuổi cao, người phụ nữ vẫn hồi phục một cách nhanh chóng so với các bệnh nhân khác ở cùng độ tuổi.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng người đàn ông trên đã nhiễm một biến chủng SARS-CoV-2 với độc tính thấp nhưng rất khó thể loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể.

Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ có nhiều người bệnh trong cộng đồng giống như người đàn ông trong nghiên cứu, từ đó tiềm ẩn nguy cơ tạo thành ổ dịch.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ tăng kịch tính nhất toàn cầu?

Chuyên gia Mỹ: Mỹ vẫn có thể nỗ lực kiểm soát được đà lây nhiễm nếu làm như cách các nước Đông Á đã và đang làm.

Trường hợp lây nhiễm Covid-19 khác thường khiến các nhà nghiên cứu TQ đau đầu - 2

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN