Những người không được phép biết về dịch Covid-19 đang lây lan toàn cầu

Dịch Covid-19 đang bùng phát và lây lan khắp thế giới với hơn 700.000 người nhiễm và hàng chục nghìn người tử vong, nhưng có những người sẽ không được phép biết thông tin về dịch bệnh.

Đối với những thủy thủ trong các tàu ngầm dưới đáy đại dương đang thực hiện các nhiệm vụ hạt nhân chiến lược, việc cung cấp thông tin về dịch bệnh cho họ là không được phép. Mặc dù sau khi lên bờ, những thủy thủ này sẽ gặp một cú sốc khi biết về dịch bệnh, về số người nhiễm, số người tử vong và về các lệnh phong tỏa.

Việc không cung cấp thông tin tiêu cực cho những thủy thủ tàu ngầm là quy định bắt buộc để giữ cho tinh thần của họ được ổn định. Có thể khẳng định 100% những thủy thủ xuống tàu ngầm trước khi dịch Covid-19 bùng phát đều sẽ không được biết thông tin về dịch bệnh này.

“Các chàng trai cần hoàn toàn tập trung để hoàn thành nhiệm vụ của họ. Những người đang ở đáy biển không được phép biết thông tin về dịch bệnh. 2 ngày trước khi họ cập cảng, có lẽ họ sẽ được tiếp xúc với tin tức”, ông Dominique Salles, cựu đô đốc đội tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Pháp, cho biết.

Một tàu ngầm quân sự sắp lặn xuống đáy đại dương (ảnh: AP)

Một tàu ngầm quân sự sắp lặn xuống đáy đại dương (ảnh: AP)

“Hải quân Pháp không được tiết lộ thông tin về dịch bệnh cho các thủy thủ tàu ngầm. Pháp có 4 tàu ngầm đạn đạo mang theo 16 tên lửa đã rời cảng từ trước khi có lệnh phong tỏa toàn quốc ngày 17.3”, phát ngôn viên hải quân Pháp, ông Olivier Ribard, cho biết.

Một nhiệm vụ của tàu ngầm hải quân thường kéo dài từ 60 – 70 ngày. Mỗi tàu ngầm thường có 110 thành viên. Như vậy, nếu một tàu ngầm rời cảng vào đầu tháng 2, phải đến tháng 4 họ mới cập cảng và biết về thông tin dịch bệnh đã bùng phát tại khắp nơi trên thế giới. Đối với những thủy thủ tàu ngầm, có thể đây sẽ là cú sốc.

“Tất cả tin tức, bất kể là tốt hay xấu đều có thể ảnh hưởng đến tinh thần thủy thủ tàu ngầm, những người vốn đã căng thẳng khi phải lặn sâu dưới đáy biển và làm việc trong môi trường hẹp suốt nhiều ngày.

Không có internet, không có radio và tivi, tất cả những thông tin bạn nhận được đều đến từ chỉ huy. Chỉ huy thậm chí còn lọc bớt thông tin trước khi cung cấp cho thủy thủ đoàn”, Gabriel, một sĩ quan, bác sĩ làm việc trên tàu ngầm quân sự cho biết.

Những thủy thủ làm nhiệm vụ trong tàu ngầm quân sự sẽ không được cung cấp thông tin về dịch Covid-19 (ảnh: AP)

Những thủy thủ làm nhiệm vụ trong tàu ngầm quân sự sẽ không được cung cấp thông tin về dịch Covid-19 (ảnh: AP)

Ông Dominique Salles, cho rằng, những thủy đoàn tàu ngầm rời bến trong thời gian sắp tới sẽ gặp phải tình huống khó khăn khi lặn xuống đáy đại dương cùng những mối lo về sức khỏe của người thân, tình hình đất nước.

Những người này có thể sẽ được cập nhật tình hình về dịch Covid-19, nhưng nếu người thân của họ qua đời, họ sẽ không được phép biết.

Ông Dominique Salles cho biết, khi đang làm một nhiệm vụ trên tàu ngầm thì cha ông không may qua đời. Tin tức đó đã không được cung cấp cho đến khi ông hoàn thành xong nhiệm vụ.

“Bất kể một vấn đề dù là nghiêm trọng hay không. Khi đã ở dưới đáy biển, bạn không thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy, tốt hơn hết là không biết gì”, ông Dominique Salles, chia sẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách ly người nhiễm Covid-19: Italia đang lặp lại sai lầm lúc đầu ở Vũ Hán

Italia cần lập tức chuyển tất cả các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị cách ly tại nhà sang các cơ sở y tế, nhóm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – AP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN