Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO: Lợi ít hại nhiều?

Trong khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, NATO có thể sớm chào đón thêm 2 thành viên có giá trị là Phần Lan, Thụy Điển để tăng thêm sức ép với Moscow. Ở chiều ngược lại, việc gia nhập khối quân sự lớn nhất thế giới có mang lại lợi ích cho Thụy Điển và Phần Lan hay không là điều chưa thể nói trước.

Phần Lan và Thụy Điển gần như chắc chắn sẽ gia nhập NATO (ảnh: AP)

Phần Lan và Thụy Điển gần như chắc chắn sẽ gia nhập NATO (ảnh: AP)

Quá khứ không mấy êm đẹp của Thụy Điển và Phần Lan với Nga bắt đầu từ thế kỷ 17, khi các sa hoàng hùng mạnh của Nga không ngừng thực hiện những cuộc chinh phạt ở vùng biển Baltic để mở rộng lãnh thổ, theo RT.

Sang thế kỷ 18, Charles XII – vị hoàng đế lỗi lạc của Thụy Điển – đã tấn công Nga nhưng chịu thảm bại trong trận chiến ở Poltava (khu vực thuộc Ukraine ngày nay). Trận thua này đã chấm dứt vị thế cường quốc Bắc Âu của Thụy Điển.

Năm 1809, Thụy Điển tiếp tục bại trận trước Nga và phải nhượng một phần lãnh thổ của Phần Lan (khi đó bị Thụy Điển chiếm đóng) cho Nga. Năm 1814, Thụy Điển xảy ra xung đột với Na Uy. Đây cũng là cuộc chiến tranh cuối cùng mà Thụy Điển tham gia cho tới nay. Nước này đã duy trì quy chế trung lập hơn 200 năm.

Một cuộc tập trận của NATO (ảnh: SCMP)

Một cuộc tập trận của NATO (ảnh: SCMP)

Năm 1917, trong Cách mạng tháng Mười Nga, Phần Lan giành được độc lập. Năm 1939, Phần Lan xảy ra chiến tranh với Liên Xô và chịu thất bại. Sau cuộc chiến này, Phần Lan quyết tâm duy trì quy chế trung lập.

Năm 1948, Phần Lan và Liên Xô ký hiệp ước hữu nghị. Theo đó, Nga cam kết tôn trọng an ninh của Phần Lan với điều kiện là Helsinki không tham gia bất kỳ hoạt động quốc phòng nào với phương Tây.

Từ năm 1994, Thụy Điển và Phần lan là một phần của chương trình Đối tác vì Hòa bình với NATO. Quan hệ thân thiết với NATO khiến Thụy Điển và Phần lan dần xa rời đường lối trung lập.

Hôm 17.5, Ngoại trưởng Thụy Điển ký đơn xin gia nhập NATO. Cùng ngày, Quốc hội Phần Lan cũng quyết định gia nhập khối quân sự này.

Giới lãnh đạo Thụy Điển và Phần lan cho rằng, tư cách thành viên NATO sẽ giúp bảo đảm an ninh trong bối cảnh xung đột ở Ukraine gây lo ngại. Đối với NATO, Thụy Điển và Phần lan gia nhập có ý nghĩa to lớn trong việc mở rộng quy mô của khối và kiềm chế Nga, theo Reuters.

“Nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập, NATO có thể tăng cường đáng kể khả năng răn đe. Chiếc ô phòng thủ chung của NATO cũng sẽ được mở rộng ở Bắc Âu, vùng biển Baltic và Bắc Cực”, Leo Michel – chuyên gia tại Hội đồng Đại Tây Dương – nhận xét.

Tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Baltic (ảnh: RT)

Tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Baltic (ảnh: RT)

Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, Phần Lan đã duy trì một đội quân khá lớn đối với một quốc gia trung lập. Nước này huấn luyện khoảng 20.000 lính nghĩa vụ mỗi năm, có hơn 280.000 quân nhân chuyên nghiệp và hơn 600.000 quân dự bị. Phần Lan cũng sở hữu khoảng 600 khẩu pháo, 55 máy bay chiến đấu gồm F-18 và F-35.

Lực lượng của Thụy Điển khiêm tốn hơn. Nếu gộp tất cả các nhánh, lực lượng vũ trang của Thụy Điện có khoảng 50.000 người. Tháng 3.2022, Thụy Điển tuyên bố sẽ tăng chi tiêu quân sự, cố gắng đạt mức 2% GDP/năm – mức tối thiểu mà NATO yêu cầu đối với các thành viên.

Theo một số chuyên gia, nếu trở thành thành viên thứ 31 và 32 của NATO, Phần Lan và Thụy Điển sẽ được hưởng lợi từ Điều 5. Theo đó, bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào 2 nước này sẽ bị cho là tấn công vào toàn bộ NATO.

Ủy ban An ninh của Quốc hội Phần Lan cho rằng, gia nhập NATO là “lựa chọn tốt nhất” để nước này bảo đảm an ninh. Quan điểm tương tự cũng được đưa ra từ giới lãnh đạo Thụy Điển. Vai trò của quân đội sẽ được đề cao ở Phần Lan và Thụy Điển khi 2 nước này gia nhập NATO.

Đối với NATO, việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập vừa mang lại lợi ích, vừa đem tới gánh nặng.

“Phần Lan có hơn 1.300 km biên giới chung với Nga. Đó cũng là biên giới được bổ sung giữa NATO với Nga. Bảo vệ đoạn biên giới này không phải một gánh nặng nhỏ đối với NATO”, một quan chức châu Âu (giấu tên) nói với Reuters.

Hiện tại, chỉ có một số nước NATO có đường biên giới trên đất liền với Nga, bao gồm Latvia, Lithuania, Estonia, Ba Lan và Na Uy.

Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập cũng đánh dấu lần mở rộng lớn nhất của NATO kể từ năm 2004. Với nền quốc phòng không quá mạnh mẽ của Phần Lan và Thụy Điển, NATO được cho là sẽ tốn nhiều chi phí để đảm bảo an ninh cho 2 nước này, theo Bloomberg.

“Việc chấp nhận một nước có biên giới chung với Nga gia nhập là nguy cơ thực sự khiến NATO phải chuẩn bị”, Michael Shurkin – chuyên gia phân tích chính trị Mỹ, từng là cố vấn cho CIA – nhận xét.

Kaliningrad - vùng lãnh thổ ở eo biển Baltic của Nga (ảnh: BI)

Kaliningrad - vùng lãnh thổ ở eo biển Baltic của Nga (ảnh: BI)

Về địa chiến lược, việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển sẽ làm giảm nguy cơ dễ tổn thương của NATO ở sườn Đông Bắc. NATO cũng có thể cô lập tỉnh Kaliningrad - vùng lãnh thổ của Nga kẹp giữa Ba Lan và các nước khu vực Baltic.

“Trong trường hợp xung đột nổ ra, chúng tôi có cơ hội đóng cửa vịnh Phần Lan. Đây là cơ hội mới, điều chúng tôi thậm chí không nghĩ đến trước đây”, Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania – ông Arvydas Anusauskas.

Theo William Alberque, chuyên gia về chiến lược, công nghệ và kiểm soát vũ khí tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, Nga có thể trả giá đắt nếu có xung đột với những nước ở vùng biển Baltic.

“Khi các nước ở vùng biển Baltic tiếp cận được với lực lượng răn đe đáng tin cậy, Nga có thể thấy rằng, việc có xung đột là không đáng. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng”, ông Alberque nhận xét.

Thông qua việc Phần Lan gia nhập, NATO có thể gián tiếp nắm quyền kiểm soát vịnh Phần Lan. Đây là vùng biển chiến lược, có khả năng trở thành nơi bố trí hệ thống phòng thủ để ngăn chặn Hạm đội Baltic của Nga.

Đối với Phần Lan và Thụy Điển, việc từ bỏ quy chế trung lập và gia nhập NATO có thể không phải ý tưởng tốt, theo một số chuyên gia.

“Việc trở thành thành viên NATO không giúp Phần Lan và Thụy Điển trở nên an toàn hơn. Thậm chí, họ có thể phải cử lực lượng tham gia vào các cuộc chiến của NATO và Mỹ”, Jan Oberg – giám đốc Quỹ Xuyên quốc gia về Hòa bình và Nghiên cứu Tương lai – nói với RT.

“Đó là quyết định tai hại. Phần Lan và Thụy Điển dường như không biết cách phân tích hậu quả dài hạn. Dường như không ai hỏi rằng liệu gia nhập NATO có phải là điều nên làm hay không. Từ năm 1945, NATO đã thể hiện rằng họ không thể cung cấp những gì các nước thành viên cần. Đó là ổn định, hòa bình và an ninh”, ông Oberg – người từng được đề cử giải Nobel Hòa bình – nhận xét.

Ông Oberg cho rằng, NATO là tổ chức “thất bại” mà Thụy Điển và Phần Lan không nên tham gia.

“Chúng ta phải đặt câu hỏi: ‘Ai đã gây ra xung đội giữa Moscow và Kiev?’ Nguyên nhân sâu xa là do sự mở rộng của NATO”, ông Oberg nhấn mạnh.

Oberg cho biết, ông hiểu mối quan ngại của Moscow về việc NATO mở rộng tới sát biên giới.

“Nếu tôi ngồi ở Moscow, tôi sẽ cảm thấy điều đó là mối đe dọa”, ông Oberg nói.

“Các tập đoàn công nghiệp quân sự, những người bán vũ khí sẽ hưởng lợi khi NATO có thêm thành viên mới. Người dân Thụy Điển và Phần Lan không nhận được lợi ích gì từ việc này. Họ có thể còn phải tham gia cuộc chiến của người khác. Với việc Mỹ đang thúc đẩy xây dựng căn cứ quân sự ở Đan Mạch và Na Uy, chúng ta liệu có thể tin được rằng, sẽ không có căn cứ Mỹ ở Thụy Điển, Phần Lan”, ông Oberg nhận xét.

Ông Oberg cho rằng, thật “kinh hoàng” khi chính phủ ở Helsinki và Stockholm không đưa vấn đề gia nhập NATO ra trưng cầu dân ý.

Việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO có thể không giúp ích cho an ninh châu Âu (ảnh: Reuters)

Việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO có thể không giúp ích cho an ninh châu Âu (ảnh: Reuters)

Trong khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ áp đảo đối với tư cách thành viên NATO ở Phần Lan, thì ở Thụy Điển, ý tưởng này được chưa đến 50% người dân ủng hộ, theo RT.

“Tôi rất ngạc nhiên vì có quá ít cuộc thảo luận công khai. Không ai để ý đến các cuộc biểu tình lớn ở các thành phố của Thụy Điển”, ông Oberg nói.

Một cuộc thăm dò mới đây của đài truyền hình YLE (Phần Lan) cho thấy, có 76% người được hỏi nói rằng họ muốn Helsinki gia nhập NATO. Tuy nhiên, ông Oberg cho rằng, đây là “lỗi thiên vị” của truyền thông.

“80 – 90% phương tiện truyền thông tỏ ra ủng hộ NATO”, ông Oberg nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga tuyên bố biện pháp đáp trả sự mở rộng của NATO

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Nga sẽ xây dựng hàng loạt căn cứ quân sự mới ở phía Tây lãnh thổ nhằm đối phó với sự mở rộng của NATO.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN