Vì sao Mỹ quay lại Mặt trăng khiến Nga lo lắng?

Nga cáo buộc Mỹ chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc thám hiểm Mặt trăng mới để che giấu việc thử công nghệ quân sự tối tân trong vũ trụ.

Vì sao Mỹ quay lại Mặt trăng khiến Nga lo lắng? - 1

Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa người đặt chân lên Mặt trăng.

Theo Daily Star, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa các nhà du hành vũ trụ trở lại Mặt trăng vào năm 2024

Nhân loại đã không bước đi trên Mặt trăng từ năm 1972, sau nhiệm vụ cuối cùng mang tên Apollo 17.

Ông Trump nói kế hoạch này nhằm đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giữa các cường quốc ở không gian. Ông Trump từng tuyên bố thành lập quân chủng thứ 6 của Mỹ mang tên “Lực lượng Vũ trụ”.

Dmitry Rogozin, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos), nói Mỹ có thể có lý do khác khi quay lại Mặt trăng, chứ không chỉ đơn thuần là thám hiểm.

Ông Rogozin cho rằng, các chuyến bay đến Mặt trăng chỉ là “màn kịch” che đậy mục đích quân sự. Cụ thể, Lầu Năm Góc có thể nhân cơ hội thử nghiệm công nghệ quân sự mới trong không gian, theo truyền thông Nga.

Rogozin nói: “Người Mỹ đã chinh phục Mặt trăng thì mục đích quay lại là gì? Để lập lại cột mốc 50 năm?”

“Chúng tôi biết rằng đó chỉ là những nhiệm vụ che đậy. Khám phá vũ trụ không chỉ phục vụ mục đích dân sự mà còn cả quân sự, liên quan đến nhiều công nghệ tối tân”.

“Quân đội có thể sử dụng các công nghệ này vì mục đích riêng”, ông Rogozin nói. Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc ráo riết đẩy nhanh chương trình nghiên cứu vũ khí bắn rơi vệ tinh.

Nga và Mỹ cùng đã hé lộ kế hoạch xây dựng trạm trung chuyển bay quanh quỹ đạo Mặt trăng. Trạm này sẽ dùng để làm bàn đạp cho các nhiệm vụ khác trong Hệ Mặt trời.

Kết cục mầm cây Trung Quốc nảy trên Mặt trăng sau 24 giờ

Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc, trong sứ mệnh khám phá vùng tối của Mặt trăng, đã gieo thành công hạt giống cây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN