Mỹ thực hiện lệnh bắt người ở nước ngoài thế nào?

Vụ bắt giữ phó chủ tịch phụ trách tài chính của tập đoàn Huawei khổng lồ (Trung Quốc) tại Canada đang đặt ra một câu hỏi: trong những trường hợp nào Mỹ có thể thực hiện lệnh dẫn độ và quy trình này ra sao?

Mỹ thực hiện lệnh bắt người ở nước ngoài thế nào? - 1

Hiện nay bà Mạnh Vãn Châu đang bị giam giữ tại Canada và một tòa án đang cân nhắc khả năng dẫn độ bà về Mỹ. Bà Mạnh, 46 tuổi, bị bắt cũng theo yêu cầu của phía Mỹ đối với giới chức Canada. Vậy giữa Mỹ và Canada có những ràng buộc pháp lý nào để Mỹ có thể thực hiện được việc này và với các nước khác thì sao?

Phía Mỹ nói bà Mạnh đã vi phạm các lệnh cấm của Mỹ, trong khi đó giới chức Trung Quốc đã chỉ trích cả Mỹ và Canada, nói rằng họ không hiểu vì sao bà Mạnh, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị bắt, và yêu cầu phải thả bà này ngay.

Có các bước mà giới chức Mỹ thường thực hiện mỗi khi muốn bắt giữ và dẫn độ ai đó từ nước ngoài.

Theo quy trình, các công tố viên tiểu bang hoặc liên bang Mỹ không thể đơn giản là đề nghị các đối tác nước ngoài bắt ai đó và giao nộp cho họ. Những đề nghị như vậy phải được thông qua Văn phòng Quốc tế vụ (OIA) của Bộ Tư pháp.

OIA duy trì các đường dây liên lạc với giới chức ở nước khác, và chịu trách nhiệm thực hiện các bước tiếp theo để dẫn tới việc bắt giữ và dẫn độ.

Douglas McNabb, luật sư chuyên về tội phạm quốc tế ở Houston, Mỹ, nối quyết định cáo buộc ai đó như bà Mạnh Vãn Châu có thể được đưa ra ở cấp quan chức chính phủ, “với tình huống bà ta là công dân Trung Quốc và cha lại có ảnh hưởng quan trọng trong chính phủ”.

Bradley Simon, một luật sư, cựu công tố viên liên bang ở Brooklyn, New York nói một động thái chống lại những người như bà Mạnh có thể liên quan đến “cả một chuỗi xem xét kỹ lưỡng từ cấp cao nhất” của Bộ Tư pháp Mỹ.

Quy trình dẫn độ từ Canada về Mỹ vận hành ra sao?

Canada là một trong hơn 100 nước Mỹ có hiệp định dẫn độ và do vậy buộc phải  thi hành đề nghị của OIA. Những hiệp định dẫn độ này có thể khác nhau tùy thuộc số loại tội danh mà đôi bên khoanh vùng, và một số trường hợp loại trừ công dân một nước nào đó hoặc bất kỳ ai đang có khả năng đối diện với án tử hình.

Hiệp định giữa Mỹ và Canada đòi hỏi rằng tội danh liên quan đến yêu cầu dẫn độ phải được coi là một tội danh ở cả hai nước. Tuy nhiên, theo Reuters, chưa rõ là OIA đã chính thức đề nghị dẫn độ bà Mạnh hay chưa.

Khi nhận được yêu cầu dẫn độ, một tòa án Canada phải quyết định đã có đủ bằng chứng để có thể thực hiện lệnh dẫn độ hay chưa và bộ trưởng Tư pháp Canada phải ra một lệnh chính thức.

Vậy đối với những nước chưa ký hiệp định dẫn độ thì sao?

Nga, Trung Quốc và Ả rập Xê út nằm trong số các nước chưa ký hiệp định dẫn độ với Mỹ. Nếu một mục tiêu của Mỹ đang ở các nước nói trên, một lựa chọn cho OIA là liên lạc với Cảnh sát quốc tế (Interpol) để đưa ra một thứ gọi là “thông báo đỏ” thông báo một lệnh bắt đối với nhân vật đó.

Thông báo đỏ thường không được công khai tới công chúng, nhưng một người có thể bị bắt với cơ sở là thông báo đỏ, ngay khi nhân vật đó vượt qua biên giới hoặc tới sân bay một nước thứ ba có hiệp định dẫn độ với Mỹ.

Bà Mạnh bị bắt tại sân bay, nhưng chưa rõ là giới chức Canada có bắt bà dựa trên thông báo đỏ nào không.

Và liệu bà Mạnh có chống được lệnh dẫn độ tới Mỹ?

Các yêu cầu dẫn độ của OIA sẽ khác nhau tùy thuộc vào nội dung các hiệp định dẫn độ, nhưng nói chung giới chức Mỹ vẫn phải trưng ra tài liệu chứng minh bản chất của cáo buộc  và các bằng chứng kèm theo.

Bị can có thể chống lại lệnh dẫn độ trên cơ sở quyền lợi chính đáng của họ tại nước bắt giữ sẽ bị xâm phạm nếu bị dẫn độ về nước ra đề nghị bắt giữ. Trong nhiều trường hợp, nỗ lực chống lại lệnh dẫn độ này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm.

Nhưng liệu chính trị có vai trò gì trong vụ bắt giữ bà Mạnh?

Thời điểm bắt giữ phó chủ tịch Huawei trùng hợp với thời điểm tổng thống Mỹ Donal Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bàn về các giải pháp giảm căng thẳng thương mại, làm dấy lên nghi ngại vụ việc có màu sắc chính trị.

Tuy nhiên một quan chức  Nhà Trắng nói ông Trump không hề biết về đề nghị dẫn độ bà Mạnh tại thời điểm ông ăn tối với ông Tập ở Argentina, ngày diễn ra vụ bắt giữ. Và tổng thống Mỹ cũng không có quyền ra lệnh truy tố một cá nhân nào. Theo luật sư Simon, mọi cáo buộc đối với bà Mạnh phải trải qua nhiều cấp xem xét trong Bộ Tư pháp Mỹ trước khi được bắt tay thực hiện. Luật sư này cho rằng vụ bắt giữ khi bà Mạnh chuyển máy bay tại Canada có vẻ diễn ra khi cơ hội bắt giữ xuất hiện, hơn là được tính toán từ trước.

Nhưng luật sư Simon cũng nói có thể Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã tham vấn Nhà Trắng về thời điểm, bởi yếu tố nhạy cảm chính trị của nó.

Sau đây là danh sách các nước và vùng lãnh thổ có hiệp định dẫn độ với Mỹ:

Mỹ thực hiện lệnh bắt người ở nước ngoài thế nào? - 2

(Nguồn: Wikipedia)

TQ yêu cầu Canada thả ngay lãnh đạo Huawei hoặc đối mặt “hậu quả nghiêm trọng”

Trung Quốc hôm 8.12 đã triệu đại sứ Canada về vụ bắt giám đốc tài chính Huawei ở Vancouver, cảnh báo “hậu quả nghiêm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ANH MINH ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN