Mỹ công bố “chiến lược kìm chân” Trung Quốc ở biển Đông

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Hải quân, thủy quân lục chiến và lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ hôm 17-12 công bố chiến lược hàng hải 3 bên mới Advantage at Sea (tạm dịch: Ưu thế trên biển), nhằm đáp trả mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc với tham vọng bành trướng ở biển Đông.

Đây là lần đầu tiên một tài liệu như vậy được công bố kể từ năm 2015. Tài liệu lưu ý rằng các lực lượng Mỹ cần phải hợp tác ngay hôm nay để chuẩn bị cho một cuộc chiến cấp cao với Trung Quốc nhưng quan trọng không kém, họ cần một chiến lược và các công cụ phù hợp để chống lại sự cạnh tranh hàng ngày, được gọi là "chiến lược vùng xám" mà Trung Quốc đang tiến hành.

Tài liệu chiến lược của Mỹ cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng quân sự và dân sự, hỗ trợ lực lượng hải quân ngụy trang thành tàu dân sự, quân sự hóa các đảo tranh chấp ở biển Đông, xây dựng khả năng tác chiến chiến lược, vũ trụ, không gian mạng, điện tử và tâm lý chiến tranh và gây áp lực kinh tế cho các nước nhỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng hậu cần ở nước ngoài và thiết lập cơ sở hạ tầng tại các vị trí hàng hải chiến lược. Những hoạt động này đã diễn ra trong nhiều năm nhưng các lực lượng Mỹ chưa lên tiếng hoặc chống lại mạnh mẽ.

Mỹ đã điều nhiều tàu chiến thực hiện chiến dịch tự do hàng hải trong khu vực để chống Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Mỹ đã điều nhiều tàu chiến thực hiện chiến dịch tự do hàng hải trong khu vực để chống Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tài liệu bắt đầu bằng việc đặt vấn đề: "Ưu thế trên biển là chiến lược hàng hải gồm 3 lực lượng tập trung vào Trung Quốc và Nga, hai mối đe dọa đáng kể nhất đối với kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Chúng ta ưu tiên cạnh tranh với Trung Quốc do sức mạnh kinh tế, quân sự ngày càng tăng, tính hiếu chiến ngày càng tăng, tham vọng thống trị các vùng biển trong khu vực và lập lại trật tự quốc tế có lợi cho Trung Quốc. Cho đến khi Trung Quốc chọn cách hành xử như một bên liên quan có trách nhiệm thay vì dùng quyền lực để tăng thêm lợi ích riêng thì Trung Quốc vẫn là mối đe dọa toàn diện nhất đối với Mỹ, các đồng minh của Mỹ và tất cả các quốc gia ủng hộ một hệ thống tự do và mở".

Tài liệu cho rằng Trung Quốc tìm cách làm xói mòn sự quản trị hàng hải thế giới, từ chối tiếp cận các trung tâm hậu cần truyền thống, cản trở tự do trên biển, kiểm soát việc sử dụng các vị trí trọng yếu, ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào các tranh chấp khu vực và thay thế vị trí của Mỹ với vai trò như một đối tác được các quốc gia khác yêu thích hơn trên thế giới.

Tài liệu này cũng cảnh báo Hải quân Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn Mỹ và có thể mở rộng nhanh hơn nữa trong thời chiến do năng lực sản xuất lớn hơn Mỹ cộng với hạm đội tập trung ở Tây Thái Bình Dương.

Nhằm chống lại Trung Quốc, Mỹ đã điều tàu đến khu vực thường xuyên hơn để thực hiện hoạt động tự do hàng hải.

Để duy trì lợi thế chiến lược trước Hải quân Trung Quốc với lực lượng chiến đấu đã tăng hơn gấp 3 lần chỉ trong hai thập kỷ, Hải quân Mỹ có kế hoạch hiện đại hóa các tàu nhỏ hơn, nhanh hơn và thậm chí được điều khiển từ xa.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ muốn thách thức đội tàu cá TQ ở Biển Đông, vì sao ASEAN lại lo lắng?

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tháng trước tuyên bố Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG) sẽ triển khai các tàu phản ứng nhanh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN