Mỹ biết trước nhưng không chặn tên lửa Triều Tiên

Tình báo Mỹ đã phát hiện các hoạt động chuẩn bị cho vụ phóng sáng hôm nay của Triều Tiên nhưng sau quá trình thảo luận, giới chức Mỹ quyết định không bắn hạ.

Mỹ biết trước nhưng không chặn tên lửa Triều Tiên - 1

Tin tức về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên được phát sóng ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 15-9. Ảnh: REUTERS

Sáng sớm 15-9, Triều Tiên phóng một tên lửa từ một địa điểm gần sân bay quốc tế Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản và rơi xuống Bắc Thái Bình Dương.

Tên lửa bay được quãng đường 3.700 km với độ cao tối đa 770 km. Đây được xem là một hành động thách thức trực tiếp nhằm vào Mỹ và Trung Quốc sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên lần 9 hôm 11-9.

Quãng đường trên lớn hơn một chút so với khoảng cách giữa thủ đô Bình Nhưỡng và đảo Guam của Mỹ. Một quan chức quân sự cấp cao Mỹ cho rằng thông qua vụ phóng sáng 15-9, Bình Nhưỡng cũng muốn cảnh báo rằng căn cứ quân sự Mỹ ở Guam dễ dàng nằm trong tầm ngắm của các tên lửa tầm trung của Triều Tiên.

Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên diễn ra vào cuối ngày làm việc ở Nhà Trắng (theo giờ Mỹ). Tờ New York Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết các  quan chức cấp cao của Mỹ thật ra đã nhóm họp tại Phòng Tình huống bên trong Nhà Trắng để cân nhắc phương án đối phó.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn phương án không bắn hạ tên lửa Triều Tiên mặc dù trong quá trình theo dõi, các cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện Triều Tiên di chuyển bệ phóng và chuẩn bị cho vụ phóng này từ cách đó 48 giờ.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thậm chí đã được trực tiếp xem những hình ảnh vệ tinh về tên lửa của Triều Tiên sắp phóng khi ông tới thăm một trong các cơ quan tình báo quốc gia. Tuy nhiên, cả quân đội Mỹ và Nhật Bản đều không tìm cách bắn hạ tên lửa của Triều Tiên vì đánh giá tên lửa này không nhắm vào khu vực dân cư.

“Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đã xác định tên lửa này không đặt ra mối đe dọa cho Bắc Mỹ” – người phát ngôn Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ) cho biết. Tên lửa này cũng “không đặt ra mối đe dọa cho đảo Guam”.

Mặc dù vậy, phía Nhật Bản cũng đã phát một cảnh báo trên truyền hình và thông qua điện thoại di động để cảnh báo người dân nước này di chuyển vào trong các tòa nhà hoặc dưới lòng đất để trú ẩn.

Các trợ lý của ông Trump nói rằng Mỹ không loại khả năng dùng tới các cuộc tấn công phủ đầu để ngăn chặn các vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, họ thừa nhận biện pháp này có thể dẫn tới sự trả đũa và leo thang căng thẳng, khiến hàng chục triệu người Hàn Quốc, Mỹ và Nhật gặp nguy hiểm.

Vụ phóng sáng 15-9 là vụ thử tên lửa thứ 15 của Triều Tiên trong năm nay và là vụ thử tên lửa đầu tiên kể từ khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần sáu hôm 3-9.

Lí do Nhật Bản ”bất lực” nhìn tên lửa Triều Tiên bay qua

Dù dự đoán trước khả năng Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo nhưng Nhật Bản vẫn không phản ứng bằng cách khai hỏa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh (PLO)
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN