Máy bay vũ trang TQ từng bị bắn rơi, đem đến triển lãm Nga đụng nhẹ đã hỏng

Máy bay tấn công không người lái (UCAV) Wing Loong II được coi là niềm tự hào của Trung Quốc với những tính năng chiến đấu không hề kém cạnh so với chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ mà chi phí rẻ hơn nhiều.

Chiếc máy bay không người lái Trung Quốc chỉ sau vài ngày trưng bày đã hỏng càng đáp.

Chiếc máy bay không người lái Trung Quốc chỉ sau vài ngày trưng bày đã hỏng càng đáp.

Theo RT, Trung Quốc đem đến triển lãm hàng không vũ trụ Nga 2019 (MAKS) mẫu UCAV Wing Loong II mới nhất để thu hút các khách hàng tiềm năng.

Mẫu máy bay không người lái hiện đại này được thiết kế để vừa có khả năng trinh sát, vừa có khả năng tấn công mục tiêu dưới đất. Tính năng kỹ thuật nổi trội, giá thành rẻ và thiết kế hiện đại giúp Wing Loong II thu hút nhiều sự chú ý.

Trong những ngày cuối triển lãm, có một sự cố đáng tiếc với chiếc Wing loong II khi không rõ vì nguyên nhân gì mà máy bay này bị gãy càng trong khi triển lãm.

Trẻ em được phép leo trèo lên chiếc UCAV.

Trẻ em được phép leo trèo lên chiếc UCAV.

Điều đáng nói là chiếc Wing loong II Trung Quốc đem đến triển lãm không hề được bay thử mà chỉ trưng bày tại chỗ. Các trẻ em Nga cũng được phép trèo lên UAV chơi đùa và không rõ đây có phải là nguyên nhân khiến chiếc máy bay này gãy càng hay không.

Một số cư dân mạng cho rằng nhà sản xuất Trung Quốc không mạo hiểm đem chiếc Wing Loong II thật 100% đến triển lãm. “Mẫu máy bay vừa chạm nhẹ đã hỏng như vậy chỉ có thể bằng nhựa”, một cư dân mạng nói.

“Đúng là hàng sản xuất của Trung Quốc”, người khác nói đùa, ám chỉ hàng hóa Trung Quốc giá trẻ, nhái theo các sản phẩm phương Tây. Nhà sản xuất là Tập đoàn Thành Đô Trung Quốc hiện chưa lên tiếng bình luận về những hư hỏng đối với chiếc Wing Loong II trong quá trình triển lãm.

Mẫu Wing Loong II từng bị bắn rơi ở Libya.

Mẫu Wing Loong II từng bị bắn rơi ở Libya.

Đây không phải lần đầu tiên UCAV tối tân của Trung Quốc gặp sự cố. Trung Quốc đã bán mẫu máy bay này cho các đối tác ở Trung Đông như Ả Rạp Saudi và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Hồi tháng 8, một chiếc Wing Loong II được UAE cấp cho lực lượng nổi dậy Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar chỉ huy chống phe chính phủ, bị bắn rơi vỡ tan thành nhiều mảnh trên mặt đất.

Tại hiện trường, nhiều quả tên lửa chống tăng, tên lửa không đối đất nằm vương vãi và con tương đối nguyên vẹn.

Tên lửa trang bị trên chiếc Wing Loong II vẫn còn nguyên vẹn.

Tên lửa trang bị trên chiếc Wing Loong II vẫn còn nguyên vẹn.

Theo National Interest, các nguồn tin không xác nhận nói Wing Loong II bị vũ khí laser của Thổ Nhĩ Kỳ cấp cho phe chính phủ Libya bắn rơi. Không rõ đích thân binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ vận hành vũ khí này hay được chuyển giao cho quân đội Libya. Nếu được xác nhận, đây là lần đầu tiên vũ khí laser thực chiến bắn rơi một máy bay đối phương.

Ngược lại, thiệt hại này cũng trở thành một vết đen trong hồ sơ của chiếc Wing Loong II tối tân do Trung Quốc sản xuất.

Lần đầu tiên chiếc máy bay không người lái vũ trang Wing Loong II ra mắt công chúng là tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2016. Mẫu UCAV này có chiều dài 11m, sải cánh 20,5m, tải trọng lên tới 400 kg. Số lượng bom hoặc tên lửa tối đa mà Wing Loong II có thể mang theo là 2.

Nhờ động cơ cánh quạt turbine, Wing Loong II có thể bay liên tục trong 20 giờ ở vận tốc 150 - 370 km/giờ và độ cao tối đa 9.000m. Hình dáng của chiếc Wing Loong II khá tương đồng với MQ-9 Reaper của Mỹ.

Myanmar: Rơi cùng lúc 2 chiến đấu cơ Trung Quốc sản xuất, 3 người chết

Hôm 16-10, 2 máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất của lực lượng không quân của Myanmar đã bị rơi ở khu vực Magwe,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN