Lần đầu hai quốc gia châu Á vào top 3 nước chi ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới

Chi ngân sách quốc phòng toàn cầu đạt mức cao nhất trong hàng thập kỷ vào năm 2019, các nhà nghiên cứu nhận định hôm 27.4, đánh dấu lần đầu tiên hai quốc gia châu Á cùng lọt vào Top 3.

Mỹ có các hạm đội tàu sân bay uy lực đủ sức hoạt động ở bất kỳ đâu trên thế giới chỉ sau một thời gian ngắn.

Mỹ có các hạm đội tàu sân bay uy lực đủ sức hoạt động ở bất kỳ đâu trên thế giới chỉ sau một thời gian ngắn.

Các quốc gia trên thế giới đã chi tổng cộng 1.900 tỉ USD cho quân sự trong năm 2019, theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa binh Quốc tế Stockholm (SIPRI).

So với năm 2018, đây là mức tăng tương đương 3,6% và là mức chi ngân sách quốc phòng toàn cầu cao nhất kể từ năm 2010.

“Chi ngân sách quốc phòng đã đạt mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh”, Nan Tian, nhà nghiên cứu tại SIPRI nói, theo SCMP.

Mỹ vẫn là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới với 731 tỉ USD trong năm 2019, tăng 5,3% so với năm trước và chiếm 38% tổng chi ngân sách quốc phòng toàn cầu.

2019 là năm thứ hai liên tiếp chi tiêu quốc phòng của Mỹ tăng trở lại sau 7 năm liên tiếp giảm.

Lần đầu tiên, hai quốc gia châu Á lọt vào Top 3 nước chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới. Trung Quốc xếp thứ hai với mức chi 261 tỉ USD (tăng 5,1%) và Ấn Độ xếp thứ ba với 71,1 tỉ USD (tăng 6,8%).

Trong 25 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng phát triển kinh tế, từ đó đẩy mạnh đầu tư quốc phòng với mục tiêu xây dựng “quân đội đẳng cấp thế giới”.

“Trung Quốc công khai ý định cạnh tranh với Mỹ là cường quốc quân sự toàn cầu”, Tian nói. Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng là cơ sở khiến Ấn Độ tăng chi tiêu quốc phòng.

“Căng thẳng giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc là một trong những yếu tố chính khiến New Delhi tăng chi tiêu quân sự”, nhà nghiên cứu Siemon Wezeman của SIPRI nói.

Trong số 5 quốc gia có mức chi tiêu quân sự hàng đầu thế giới, Nga và Ả Rập Saudi lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5. Tổng cộng 5 quốc gia hàng đầu chiếm tới 60% tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là Đức. Quốc gia này tăng 10% chi tiêu quốc phòng trong năm 2019, lên tới 49,3 tỉ USD. Đây là mức tăng lớn nhất trong số 15 quốc gia hàng đầu.

Theo các chuyên gia, Đức tăng chi tiêu quốc phòng có thể do mối đe dọa thường trực từ Nga ngày càng tăng.

Tuy nhiên, xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng toàn cầu có thể đảo ngược trong năm nay vì đại dịch Covid-19, khiến kinh tế nhiều nước đình trệ. Các quốc gia cũng phải tăng chi ngân sách cho các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục.

Tian nhận định xu hướng giảm chi tiêu quốc phòng có thể kéo dài trong 3 năm và sau đó tăng dần trở lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Đằng sau chuyến hành trình rầm rộ của tàu sân bay Trung Quốc ở Biển Đông

Cuộc tập trận quân sự của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh qua vùng biển gần Đài Loan, Nhật Bản và xuống Biển Đông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN