Kiểm soát Afghanistan, Taliban ngồi trên “kho báu” trị giá 1.000 tỉ USD

Việc Taliban nhanh chóng kiểm soát thủ đô Kabul, tuyên bố thành lập chính phủ mới ở Afghanistan đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo. Các chuyên gia quốc tế cũng đặt câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra với kho báu trị giá khoảng 1.000 tỉ USD nằm dưới lòng đất ở quốc gia này?

Các tay súng Taliban sau khi kiểm soát thủ đô Kabul, Afghanistan.

Các tay súng Taliban sau khi kiểm soát thủ đô Kabul, Afghanistan.

Afghanistan là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Nhưng vào năm 2010, các quan chức quân sự và nhà địa chất Mỹ, phát hiện quốc gia nằm ở ngã tư của Trung và Nam Á, sở hữu những mỏ khoáng sản trị giá tới 1.000 tỉ USD, có tiềm năng thúc đẩy kinh tế.

Các mỏ khoáng sản như sắt, đồng và vàng nằm rải rác trên khắp các tỉnh ở Afghanistan. Ngoài ra, Afghanistan còn có đất hiếm và quan trọng nhất là lithium, một thành phần thiết yếu nhưng khan hiếm trong pin sạc.

Lithium đang ngày càng trở nên có giá trên thế giới, được coi là “nguồn dầu mỏ” mới của thế kỷ 21.

“Afghanistan nằm ở một trong những khu vực giàu nhất về kim loại quý truyền thống, nhưng cũng là kim loại cần thiết cho nền kinh tế mới nổi của thế kỷ 21”, Rod Schoonover, nhà khoa học và chuyên gia an ninh, người sáng lập tổ chức Ecological Futures Group, nói trên CNN.

Vào tháng 5, cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết nguồn cung cấp toàn cầu của lithium, đồng, niken, coban và đất hiếm cần phải tăng mạnh nếu không thế giới sẽ thất bại trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.

Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo và Úc, hiện chiếm 75% sản lượng khai thác lithium, coban và đất hiếm trên toàn cầu.

Theo IEA, lithium, niken và coban rất quan trọng để sản xuất pin. Các mạng lưới điện cũng đòi hỏi một lượng lớn đồng và nhôm, trong khi các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong các nam châm của tuabin gió.

Afghanistan có lượng khoáng sản hầu như chưa khai thác lên tới 1.000 tỉ USD.

Afghanistan có lượng khoáng sản hầu như chưa khai thác lên tới 1.000 tỉ USD.

Chính phủ Mỹ ước tính, Afghanistan sở hữu các mỏ lithium tương đương với Bolivia, quốc gia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới hiện nay.

Các vấn đề an ninh, thiếu cơ sở hạ tầng và hạn hán là nguyên nhân Afghanistan đến nay gần như chưa khai thác tài nguyên dưới lòng đất.

Nhưng điều này có thể thay đổi dưới thời Taliban, khi Nga, Trung Quốc, Pakistan và các quốc gia khác có thể muốn tận dụng cơ hội để thúc đẩy giao thương ở Afghanistan.

“Nếu Afghanistan có vài năm phát triển trong hòa bình, cho phép đầu tư khai thác khoáng sản, quốc gia này có thể trở thành một trong những nước giàu nhất trong khu vực sau vài thập kỷ”, nhà nghiên cứu Said Mirzad của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, từng nói.

Theo các chuyên gia, sẽ không dễ để Taliban thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác khoáng sản.

“Ai muốn đầu tư vào Afghanistan ở thời điểm này? Các nhà đầu tư không chấp nhận rủi ro lớn như vậy”, Mohsin Khan, thành viên cấp cao của Hội đồng Đại Tây Dương, cựu giám đốc Trung Đông và Trung Á tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói,

Nhưng Trung Quốc, quốc gia khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới, có thể đang đứng trước cơ hội mới ở Afghanistan.

Trung Quốc, nước láng giềng Afghanistan, đã khởi động chương trình phát triển năng lượng xanh quan trọng. "Chưa có hợp chất nào thay thế được Lithium và đất hiếm vì mật độ và tính chất vật lý của chúng. Những khoáng chất đó nằm trong kế hoạch dài hạn của Trung Quốc”, Schoonover nói.

Thúc đẩy hợp tác khai thác khoáng sản với chính quyền mới do Taliban thành lập ở Afghanistan có thể là điều Trung Quốc đang tính tới, các chuyên gia kết luận.

Nguồn: [Link nguồn]

Taliban lấy sức mạnh ở đâu chống Mỹ 20 năm, càng bị đánh càng ngoi dậy?

Dưới bóng mát của một cây dâu tằm, gần các khu mộ rải rác cờ Taliban, một thủ lĩnh ở miền đông Afghanistan thừa nhận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN