Indonesia: Một đêm cùng "người bạc" trong dịch Covid-19

Đàn ông, phụ nữ và trẻ em Indonesia đang mạo hiểm sức khỏe của mình để hóa “người bạc” hàng đêm, kiếm miếng cơm manh áo trong dịch Covid-19. Người ta không hiểu nổi vì sao hóa thành “người bạc” lại khiến người qua đường thích thú, theo The Guardian.

3 “người bạc” cùng kiếm sống trên một ngã tư ở Jakarta (ảnh: The Guardian)

3 “người bạc” cùng kiếm sống trên một ngã tư ở Jakarta (ảnh: The Guardian)

8 giờ tối ở một ngã tư đông đúc nhất tại Jakarta, thủ đô của Indonesia, 3 người đàn ông tự biến mình thành “người bạc” và cầm một chiếc lon màu bạc đi xin tiền của người qua đường.

Alfan, 25 tuổi, là một trong những “người bạc” hành nghề xin tiền ở Jakarta. Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, Alfan đứng trước mặt nhiều người, giả làm tượng, không chớp mặt trong vài chục giây. Sau đó, anh đưa chiếc lon ra phía trước và xin tiền.

“Tôi sẽ về nhà khi có đủ tiền. Một buổi tối tuyệt nhất của tôi là kiếm được 5 - 7 USD trước 10 giờ tối và tôi có thể về nhà”, Alfan nói.

“Manusia” (người bạc) là công việc phổ biến của rất nhiều người Indonesia gặp khó khăn tài chính trong dịch Covid-19. Họ xịt sơn hóa chất màu bạc lên kín người, mặt và tóc. Khi trở thành “người bạc” họ sẽ xin được tiền dễ dàng hơn.

Một “người bạc” đang mang thai (ảnh: The Guardian)

Một “người bạc” đang mang thai (ảnh: The Guardian)

Tuy nhiên, việc hóa “người bạc” không phải là điều dễ chịu.

“Tôi ngứa lắm. Da tôi bỏng rát vì sơn hóa chất. Nhiều người hỏi tôi có uống rượu không, sao mắt đỏ vậy. Sơn làm mắt tôi bị kích ứng”, Alfan nói.

“Thu nhập của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh. Đến tiền mua sữa cho con, tôi cũng không có. Tôi cố gắng chạy xe tải vào ban ngày và làm ‘người bạc’ vào ban đêm. Lúc đầu, tôi thấy rất xấu hổ khi phải cầu xin sự bố thí của người khác. Nhưng người nghèo thì không có quyền lựa chọn cuộc sống”, Alfan – bố của hai đứa trẻ – nói.

“Tôi không nhận được một xu trợ cấp nào từ chính phủ. Tôi và nhiều ‘người bạc’ khác đang tồn tại chứ không phải đang sống. Chúng tôi không ép ai cho mình tiền. Nếu được cho tiền, tôi sẽ cảm ơn rất nhiều. Nếu không thì cũng không sao”, Alfan nói thêm.

Ngapuli Peranginangin – lãnh đạo Trung tâm bảo trợ xã hội Jakarta – cho rằng, sự xuất hiện của ngày càng nhiều “người bạc” là điều đáng chú nhất ở thành phố này trong đại dịch.

Theo thống kê của Indonesia, hơn 2,67 triệu người dân nước này mất việc làm do dịch Covid-19.

Trẻ em cũng hóa “người bạc” trong dịch Covid-19 (ảnh: The Guardian)

Trẻ em cũng hóa “người bạc” trong dịch Covid-19 (ảnh: The Guardian)

“Trước khi dịch bệnh bùng phát, chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự xuất hiện của những ‘người bạc’. Chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại chọn trở thành ‘người bạc’”, ông Peranginangin nói.

Bên kia ngã tư nơi Alfan đang hành nghề, Desi – một cô gái 25 tuổi – cũng đang giả làm tượng.

“Tôi làm nhân viên phục vụ trong một cửa hàng vào năm ngoái. Tuy nhiên, do dịch bệnh, chủ cửa hàng buộc phải sa thải một số nhân viên vì không thể trả lương. Tôi trở thành ‘người bạc’ vì không tìm được việc làm trong thời buổi này”, Desi nói.

“Tôi bị phát ban khắp người vì sơn độc hại. Tắm hai lần bằng dầu rửa bát là cách tốt nhất để làm sạch lớp sơn này”, Desi chia sẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Biden lần đầu chỉ đích danh đối thủ nước ngoài “đáng gờm nhất” của Mỹ

Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại đầu tiên, Tổng thống Biden đã gọi quốc gia này là “đối thủ đáng gờm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - The Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Indonesia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN