EU đối mặt nguy cơ sau ngày 5/2

Các nhà máy lọc dầu mới ở Trung Đông chưa thể sớm cung cấp nhiên liệu cho châu Âu, khiến châu lục gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung bù đắp sự thiếu hụt do lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu từ Nga, có hiệu lực từ ngày 5/2.

Các nhà máy lọc dầu ở Trung Đông chưa thể cung cấp nhiên liệu bổ sung cho EU, ít nhất cho tới cuối năm 2023.

Các nhà máy lọc dầu ở Trung Đông chưa thể cung cấp nhiên liệu bổ sung cho EU, ít nhất cho tới cuối năm 2023.

Theo hãng tin Bloomberg, các nhà máy lọc dầu mới ở Trung Đông chưa thể giúp châu Âu bù đắp 600.000 thùng dầu diesel/ngày do ngừng nhập khẩu từ Nga.

Theo báo cáo, các nhà máy lọc dầu mới ở Ả Rập Saudi, Kuwait và Oman chưa thể bắt đầu hoạt động hoặc chưa đạt công suất vận hành tối đa.

“Để thay thế nguồn cung từ Nga, châu Âu đang quay sang các nhà sản xuất dầu ở Trung Đông”, một nhà phân tích tại JPMorgan Chase nói.

Tuy nhiên, theo Ahmed Mehdi, một nhà phân tích hàng hóa tại London của công ty Renaissance Energy Advisors, “các dự án lọc dầu ở Trung Đông bị trì hoãn vận hành bởi nhiều lý do. Châu Âu có thể sẽ không nhận được các thùng dầu và nhiên liệu bổ sung cho đến cuối năm 2023”.

Liên minh châu Âu (EU) sẽ chính thức ngừng nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu Nga qua đường biển vào ngày 5/2, bao gồm dầu diesel và nhiên liệu máy bay.

Nhà máy lọc dầu Jazan của tập đoàn Saudi Aramco ở Ả Rập Saudi, được thiết kế để lọc 400.000 thùng dầu/ngày, hiện vẫn chưa thể hoạt dộng. Nhà máy này đang cần thêm thời gian để điều chỉnh thiết kế, tạo ra các sản phẩm tinh chế đáp ứng tiêu chuẩn khí thải khắt khe của EU.

Cơ sở này cũng nằm gần biên giới Yemen, “rất dễ bị tổn thương nếu phiến quân Houthi tấn công bằng máy bay không người lái”, công ty tư vấn Greenmantle cảnh báo.

Kuwait, Một quốc gia Trung Đông khác, có kế hoạch tăng lượng dầu diesel cung cấp cho EU gấp 5 lần trong năm nay và tăng gấp đôi lượng nhiên liệu máy bay cung cấp.

Để làm điều này, Kuwait sẽ tăng sản lượng lọc dầu ở nhà máy Al Zour với công suất tối đa 615.000 thùng/ngày. Nhà máy bắt đầu hoạt động vào tháng 12/2022, chậm 2 năm so với kế hoạch. Đến tháng 4 năm nay, nhà máy mới khởi động dây chuyền số 2 và số 3.

Trong khi đó, Oman và Kuwait được cho là đang xây dựng một nhà máy lọc dầu với công suất 230.000 thùng/ngày tại Duqm, bên bờ biển Ấn Độ Dương. Cơ sở ban đầu dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2020, nhưng kế hoạch bị trì hoãn cho đến cuối năm nay.

Sớm nhất phải đến cuối năm 2023, các nhà máy lọc dầu mới có thể cung cấp nhiên liệu bổ sung cho EU, các nhà kinh doanh dầu mỏ ở Trung Đông cho biết, theo Bloomberg.

Bên cạnh lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu Nga vào ngày 5/2, EU đã cấm nhập khẩu dầu thô Nga vào tháng 12/2022, cũng như đặt mức giá trần 60 USD/thùng để các công ty châu Âu cung cấp dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm đối với dầu Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia EU xuất khẩu diesel tinh chế từ dầu thô Nga cho Ukraine

Bulgaria sẽ cung cấp các sản phẩm tinh chế từ dầu thô Nga cho Ukraine, chính phủ nước này ngày 1/2 cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Anh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN