Điểm hạn chế của Mỹ trong cuộc chiến chống Covid-19

Đã gần hai tháng kể từ khi nước Mỹ ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên và ngay cả khi Tổng thống Donald Trump đã cho phép xét nghiệm virus Corona đại trà, nhiều người Mỹ có triệu chứng vẫn bị từ chối.

Đầu tiên là cảm giác ngứa ở cổ họng, sau đó là ho không dứt và cảm giác khó thở mà cô chưa từng trải qua trước đây. Hillary King, một chuyên gia tư vấn 32 tuổi sống ở Boston, gần nơi nhóm các nhân viên công ty Biogen nhiễm virus Corona, cho rằng mình cần được xét nghiệm, theo New York Times.

Văn phòng của công ty Biogen được coi là ổ dịch ở Boston vì hơn 2/3 số ca nhiễm Covid-19 của thành phố bắt nguồn từ đây.

Nhưng xét nghiệm virus Corona ở Mỹ hiện vẫn rất khó khăn. 5 ngày sau khi ông Trump cho phép xét nghiệm đại trà, trường hợp của cô King cho thấy muốn biết mình có nhiễm virus hay không ở Mỹ cũng không hề đễ dàng.

Nhiều người bị từ chối vì không bộc lộ triệu chứng, dù họ có tiếp xúc gần hoặc ở gần nơi có người nhiễm Covid-19.  Số khác bị từ chối xét nghiệm vì họ chưa từng đến nơi có dịch, dù họ có triệu chứng nhiễm virus.

“Nền y tế này vẫn chưa sẵn sàng cho những gì chúng ta cần, cho những gì họ mong muốn”, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ, nói trên New York Times.

Ông Fauci nói thêm về vấn đề chưa thể xét nghiệm đại trà cho người Mỹ: “Điều mà các quốc gia khác trên thế giới làm rất tốt và nhanh chóng thì chúng ta vẫn chưa làm được”.

Những người lái xe đến nơi xét nghiệm ở Denver hôm 12.3.

Những người lái xe đến nơi xét nghiệm ở Denver hôm 12.3.

Một số bang ở Mỹ đang chủ động giúp người muốn xét nghiệm có thể xét nhiệm được dễ dàng. Ví dụ như tại Colorado, người nghi nhiễm chỉ cần lái xe qua là lấy được mẫu.

Nhưng các bang này lại gặp khó khăn vì nhu cầu xét nghiệm vượt quá nguồn cung cấp. 11 giờ sáng, tại một phòng thí nghiệm ở Denver, người dân Mỹ lái xe xếp hàng dài chờ xét nghiệm. Nhiều người nói họ đã chờ suốt 3 giờ đồng hồ.

Theo New York Times, việc Mỹ lúng túng trong xét nghiệm virus Corona cho thấy hạn chế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Các chuyên gia y tế đã nhiều lần cảnh báo rằng, mỗi ngày trôi qua, có thêm người không biết họ nhiễm virus hay không thì nguy cơ lây nhiễm lại càng tăng.

Ngay cả ở những thành phố bùng phát dịch bệnh như Seattle, Boston, New Rochelle và New York, việc xét nghiệm cũng không hề dễ dàng. “Họ nói tôi có khả năng nhiễm virus vì có triệu chứng rất rõ dù không tiếp xúc gần với người bệnh”, Hillary King, nói sau 5 giờ tại phòng cấp cứu của bệnh viện Massachusetts.

King nói các bác sĩ rất muốn cô xét nghiệm, nhưng họ không lấy được kit thử từ Bộ Y tế và Nhân sinh. Kết quả là các bác sĩ đành để King về nhà tự cách ly trong 14 ngày.

Đoàn xe xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm.

Đoàn xe xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm.

Số lượng kit thử cơ quan y tế Mỹ cấp về cho các bang hạn chế đến mức ngay cả những người tiếp xúc gần ổ dịch tại công ty Biogen cũng không được xét nghiệm, theo New York Times.

Ít nhất một nhân viên Biogen được yêu cầu tự cách ly tại nhà mà không xét nghiệm, vì người này không bộc lộ triệu chứng.

Vài giờ sau khi cô King về nhà, các bác sĩ Boston nhận được 5.000 kit thử và nhờ đó phát hiện thêm các ca dương tính mới vào ngày 12.3.

Nhưng cộng đồng y tế Mỹ cảm thấy như vậy là chưa đủ. “Ở các thành phố lớn, số lượng người cần xét nghiệm có thể lên tới 10.000 người/tuần”, Marc Lipsitch, giám đốc Trung tâm về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan nói. Marc cho rằng Bộ Y tế và Nhân sinh Mỹ gửi quá ít các kit thử để các bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu virus lan truyền trong cộng đồng.

Hiện mới chỉ có 2.000 người được xét nghiệm ở bang New York kể từ cuối tháng 2, dù rằng bang này đã thông báo cách ly khu vực bùng phát ổ dịch có bán kính 1,6km.

Thống đốc bang California, Gavin Newsom hôm 12.3 nói nhiều phòng thí nghiệm không dùng được kit thử virus Corona vì thiếu thuốc thử. Ông Newsom mô tả vấn đề giống như có máy in mà không có mực. “Chúng tôi muốn kiểm tra nhiều người hơn nữa. Đây là vấn đề mà chúng tôi đang cố gắng xử lý nhanh”, ông Newsom nói.

Tại một số bang như Missouri, các phòng thí nghiệm có thể làm 100 xét nghiệm/ngày nhưng hiện mới chỉ thực hiện 20 xét nghiệm vì nhu cầu thấp. Nhưng ngay cả như vậy, bang Missouri vẫn không muốn xét nghiệm đại trà, để dành kit thử cho những người có nguy cơ cao.

Điểm hạn chế của Mỹ trong cuộc chiến chống Covid-19 - 3

Hillary King cuối cùng được cho về nhà cách ly 14 ngày mà không được xét nghiệm.

Tại bang Washington, nơi có ít nhất 378 ca nhiễm và 31 người tử vong, giới chức y tế bang vẫn đang chờ chính quyền liên bang gửi thêm kit thử virus Corona.

Một người mẹ ở hạt Kitsap chia sẻ rằng bác sĩ chỉ có thể xét nghiệm virus Corona cho một trong hai đứa con của cô vì thiếu kit thử. Nhiều người cảm thấy mất kiên nhẫn và quay trở về nhà tự cách ly, dù không biêt mình có nhiễm virus hay không, theo New York Times.

Andy Carvin, 48 tuổi, kể lại trải nghiệm được xét nghiệm virus Corona tại bệnh viện ở bang Maryland. “Tôi nhìn thấy một bác sĩ mặc đồ bảo hộ kín người, trông như ‘vệ binh hoàng gia’ trong bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao”, Carvin nói.

Carvin mất 10 tiếng để xét nghiệm máu, lấy mẫu thử ở mũi và cổ họng. Một tuần sau, Carvin phải chủ động gọi điện đến bệnh viện xin kết quả và sau nhiều lần liên lạc, đến ngày 12.3, Carvin mới chính thức được thông báo: âm tính.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Châu Âu “nổi xung” trước lệnh hạn chế đi lại “đơn phương” của ông Trump

Giới chức châu Âu đã phản ứng với sự ngạc nhiên và giận giữ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các lệnh hạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN