Đâu là "tử huyệt" của siêu tăng M1 Abrams và Leopard 2 tại chiến trường Ukraine?

M1 Abrams và Leopard 2 được xem là niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây với những đặc tính vượt trội, nhưng chúng rất khó đạt hiệu quả tác chiến cao nhất ở Ukraine.

Trong tuyên bố phát đi rạng sáng 26/1 (giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo ông đã chấp thuận đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin về việc viện trợ Ukraine một tiểu đoàn 31 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams do Mỹ sản xuất, Reuters đưa tin.

Đâu là "tử huyệt" của siêu tăng M1 Abrams và Leopard 2 tại chiến trường Ukraine? - 1

Xe tăng Leopard 2 của Đức và M1 Abrams của Mỹ. Ảnh: Reuters

Xe tăng Leopard 2 của Đức và M1 Abrams của Mỹ. Ảnh: Reuters

Tổng thống Biden khẳng định, Mỹ còn giúp Ukraine huấn luyện binh sĩ sử dụng xe tăng M1 Abrams và cung cấp phụ tùng thay thế. Theo Tổng thống Mỹ, đây là động thái cần thiết để Kiev “nâng cao năng lực phòng thủ và đạt được các mục tiêu chiến lược”.

Cùng thời điểm, Đức, Na Uy và một loạt quốc gia châu Âu thông báo gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. Theo Politico, phương Tây có thể cân nhắc gửi hơn 80 chiếc cho Kiev, tương đương hai tiểu đoàn, trong khi Ukraine kì vọng nhận được khoảng 100 xe tăng Leopard 2.

M1 Abrams và Leopard 2 là hai mẫu thiết giáp chiến đấu uy lực bậc nhất thế giới do Mỹ và Đức phát triển, được xem là niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng NATO. Quyết định gửi xe tăng hạng nặng sang Ukraine được phương Tây đưa ra sau nhiều tuần cân nhắc rất kĩ lưỡng.

Mỹ phát triển M1 Abrams từ năm 1972-1975 và vận hành mẫu xe tăng này từ năm 1980 tới nay. Đây là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ thứ 3 với hơn 6.000 chiếc đã được xuất xưởng và hoạt động hoặc niêm cất ở nhiều nơi trên thế giới.

Khối động cơ tuabin khí trên M1 Abrams giúp xe đạt vận tốc cao, nhưng tỏa nhiều nhiệt và sử dụng nhiên liệu phức tạp. Ảnh: GettyImages

Khối động cơ tuabin khí trên M1 Abrams giúp xe đạt vận tốc cao, nhưng tỏa nhiều nhiệt và sử dụng nhiên liệu phức tạp. Ảnh: GettyImages

Xe tăng M1 Abrams có khối lượng tác chiến hơn 60 tấn, được vận hành bởi tổ lái 4 thành viên. Xe được trang bị pháo 120 mm chuẩn NATO, súng đồng trục 7,62 mm và súng 12,7 mm, có thể đạt vận tốc tối đa 72 km/h trên đường bằng hoặc 48km/h trên địa hình phức tạp nhờ động cơ HoneywellAGT 1500 mã lực.

Sau nhiều lần nâng cấp, các phiên bản hiện đại của M1 sở hữu hệ thống chỉ huy có mức độ tự động hóa cao, dẫn đường bằng GPS cùng thiết bị cảnh báo sớm, thiết bị nhận biết địch ta.

Các thiết bị trinh sát trên xe có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 3.000m ban đêm và 1.200m trong điều kiện sương mù. Với hệ thống điều khiển hỏa lực bằng laser, M1 có thể bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 1.850m bằng một viên đạn khi đang hành tiến với tốc độ 40km/h.

Giáp composite của M1 Abrams được tăng cường thêm uranium nghèo (DU) ở giữa hai lớp giáp của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp động năng. Trong Chiến dịch Bão tạp Sa mạc, Mỹ triển khai 1.848 xe tăng tới Iraq, nhưng không có lính tăng nào thiệt mạng do hỏa lực đối phương.

Buồng lái Leopard 2 có các thiết bị hiện đại. Ảnh: ITN

Buồng lái Leopard 2 có các thiết bị hiện đại. Ảnh: ITN

Trong khi đó, Leopard 2 do Đức phát triển từ năm 1979 là mẫu tăng sở hữu pháo tăng nòng trơn được coi là tốt nhất thế giới hiện nay 120mm/L55A1 của hãng Rheinmetall, thiết kế để khai hỏa các loại đạn pháo tiêu chuẩn NATO.

Xe được lắp đặt khối động cơ diesel MB 873 công suất 1.500 mã lực, giúp cỗ máy nặng 55 tấn đạt vận tốc lên đến 70km/h trên đường bằng phẳng, có thể vượt qua chướng ngại vật cao hơn 1m và đủ khả năng hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết.

Leopard 2 sở hữu hệ thống điều khiển kĩ thuật số hoàn toàn nên có độ chính xác cao. Bên cạnh năng lực phòng thủ chủ động, Leopard sở hữu giáp phức hợp composite có thể ngăn chặn một số loại đạn và tên lửa chống tăng ATGM để gia tăng khả năng sống sót của kíp lái khi trúng đạn.

Binh sĩ Nga khai hỏa tên lửa chống tăng Kornet ở Ukraine. Ảnh: BQP Nga

Binh sĩ Nga khai hỏa tên lửa chống tăng Kornet ở Ukraine. Ảnh: BQP Nga

Sở hữu những đặc tính kĩ thuật tiên tiến là vậy, nhưng giới chuyên gia cho rằng những chiếc Leopard 2 và M1 Abrams mà phương Tây gửi cho Ukraine, rất khó phát huy hiệu quả tối đa trên chiến trường.

Với chiến tuyến kéo dài gần 1.000km, cơ số khoảng 3 tiểu đoàn xe tăng mà phương Tây hứa viện trợ không thể đảo ngược cục diện xung đột, mà chỉ có thể giúp lực lượng của Kiev tăng cường ưu thế tại một khu vực tác chiến rất giới hạn.

Trong tác chiến mặt đất, số lượng thiết bị đóng vai trò đặc biệt quan trọng. RT cho hay, theo tiêu chuẩn từ thời Liên Xô, một sư đoàn thiết giáp cần 296 xe tăng, 230 xe chiến đấu bộ binh, 54 pháo tự hành, hơn 2.000 xe quân sự thông thường và gần 12.000 binh sĩ, sĩ quan.

Với 3 mặt trận chính ở Lugansk, Donetsk và Zaporizhzhia, Ukraine cần ít nhất 3 sư đoàn như vậy, tương đương với ít nhất 900 xe tăng, một con số khổng lồ mà phương Tây không thể đáp ứng nhanh chóng.

Hình ảnh pháo Ukraine bị UAV Nga nhắm mục tiêu. Ảnh: BQP Nga

Hình ảnh pháo Ukraine bị UAV Nga nhắm mục tiêu. Ảnh: BQP Nga

Bên cạnh đó, khác với các chiến trường mà phương Tây áp đảo ở Trung Đông, quân đội Nga sở hữu các loại vũ khí chống tăng, trinh sát hiện đại, uy lực và dày đặc, giúp họ nắm bắt thế trận chủ động và sẵn sàng tấn công ngay khi phát hiện sơ hở.

Dù xe tăng đóng vai trò hạt nhân với các nhóm tác chiến mặt đất, nhưng chúng cần được hỗ trợ bởi các thiết bị, lực lượng hỗ trợ hỏa lực và hậu cần – những thứ mà Ukraine còn đang thiếu, nhưng Nga đã chứng minh có thể đáp ứng tốt.

Bản thân những chiếc M1 Abrams và Leopard 2 cũng có yếu điểm. Do sở hữu những thiết bị điện tử tiên tiến, chúng đòi hỏi quá trình bảo dưỡng và thay thế phụ tùng phức tạp, trong khi lực lượng Ukraine chỉ có rất ít thời gian học cách thức vận hành.

Động cơ trên M1 Abrams rất mạnh, nhưng nó là loại tuabin khí cần nhiên liệu giống như máy bay phản lực thay vì dầu diesel thông thường. "Việc tiếp nhiên liệu sẽ là một trở ngại đối với Ukraine", John Spencer, quan chức quân đội Mỹ nghỉ hưu nói với Newsweek.

Robot chiến đấu Maker của Nga. Ảnh: ITN

Robot chiến đấu Maker của Nga. Ảnh: ITN

Bên cạnh đó, những chiếc xe tăng phương Tây thường rất nặng, vượt quá năng lực chịu tải của các cây cầu ở Ukraine, theo KyivPost, nghĩa là chúng sẽ gặp khó khăn trong quá trình di chuyển và có thể bị mai phục vì chỉ có thể di chuyển trên một số tuyến đường nhất định.

Trước khi những chiếc siêu tăng phương Tây kịp ra chiến trường, phía Nga cũng đang tìm cách hóa giải chúng. Ông Dmitry Rogozin, cựu Phó Thủ tướng Nga, nói rằng, Nga có thể đưa robot chiến đấu Marker ra mặt trận. Đây là mẫu robot điều khiển từ xa bánh xích kích thước nhỏ, được trang bị pháo và hai tên lửa chống tăng, có thể săn lùng thiết giáp đối phương và hạn chế thương vong cho binh sĩ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đức tuyên bố gửi một đại đội xe tăng Leopard 2 tới Ukraine

Quyết định cuối cùng của Đức về vấn đề viện trợ xe tăng Leopard 2 cho Ukraine được đưa ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN