Mỹ đóng cửa chính phủ lâu nhất lịch sử

Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã bước sang ngày thứ 22 đóng cửa, và được coi là lần đóng cửa chính phủ lâu nhất trong lịch sử Mỹ.

Mỹ đóng cửa chính phủ lâu nhất lịch sử - 1

Ông Trump chưa có dấu hiệu lùi bước trong vấn đề xây tường biên giới với Mexico.

Theo CNN, kỷ lục trước đây là từ thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton với 21 ngày đóng cửa chính phủ, từ tháng 12.1995 đến tháng 1.1996.

Đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng đóng cửa sẽ sớm chấm dứt. Khoảng 800.000 nhân viên liên bang đã bị ảnh hưởng khi phải làm việc mà không được trả lương hoặc phải tạm nghỉ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sĩ đảng Dân chủ vẫn mâu thuẫn trong vấn đề cấp ngân sách xây tường biên giới với Mexico và chưa có dấu hiệu tìm được tiếng nói chung.

Nhà Trắng dự báo thêm một dịp cuối tuần im ắng nữa. Không có bất cứ cuộc gặp nào giữa quan chức Nhà Trắng và các nghị sĩ được lên kế hoạch.

Ông Trump muốn quốc hội Mỹ duyệt chi ngân sách 5,7 tỷ USD để xây tường biên giới, trong khi lãnh đạo đảng Dân chủ Chuck Schummer và lãnh đạo Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi từ chối yêu cầu này.

Họ chỉ đồng ý cấp một khoản tiền nhỏ nâng cao an ninh biên giới và yêu cầu ông Trump mở cửa chính phủ ngay lập tức. Vấn đề xây tường biên giới có thể đàm phán sau. Ông Trump đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này.

Ông Trump từng tuyên bố mình có quyền ban hành trình trạng khẩn cấp quốc gia, từ đó vượt mặt quốc hội trong các quyết sách. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ chưa có dấu hiệu sẽ dùng đến quyền này. Hôm 11.1, ông Trump cũng nói rằng mình muốn đạt thỏa thuận với quốc hội hơn.

Hôm 9.1, ông Trump gây chú ý khi “đập bàn, đùng đùng bỏ về” trong cuộc họp với lãnh đạo đảng Dân chủ Schummer và bà Pelosi ở Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ sau đó tuyên bố đàm phán chỉ “phí thời gian”.

Trump đập bàn khi đang họp, đột ngột bỏ ra ngoài Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp với các lãnh đạo đảng Dân chủ tại Nhà Trắng để thảo luận về vấn đề xây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN