Chiến lược đột phá của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm đối phó Trung Quốc

Mỹ đã phối hợp với đồng minh trong một động thái được coi là đối phó Trung Quốc, khi tàu chiến Mỹ và Canada đồng thời đi qua eo biển Đài Loan, khiến Trung Quốc tức giận.

Tàu khu trục tên lửa USS Dewey.

Tàu khu trục tên lửa USS Dewey.

Theo SCMP, đây là lần đầu tiên một tàu chiến Mỹ và Canada cùng phối hợp đi qua eo biển Đài Loan. Trung Quốc lên tiếng chỉ trích, nói “hành động đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.

Sự kiện này cũng được cho là làm tổn hại quan hệ giữa Trung Quốc và Canada, sau khi Canada mới trả tự do cho Công chúa Huawei.

Quân đội Mỹ thông báo tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, USS Dewey và chiến hạm Canada HMCS Winnipeg, đi qua eo biển Đài Loan vào tuần trước.

“Mặc dù chuyến hành trình của tàu chiến Mỹ và Canada mang tính biểu tượng, nó phản ánh cách tiếp cận đột phá nhằm đối phó Trung Quốc dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden”, Liu Weidong, một chuyên gia kỳ cựu về các vấn đề Mỹ, đến từ Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói. “Mỹ dường như đã thành công trong việc thuyết phục đồng minh cùng hành động đối phó Trung Quốc”.

Hành động này cũng tương xứng với các nỗ lực ngoại giao của Mỹ, khi cùng các đồng minh đối phó với các mối đe dọa, khác hẳn với chiến lược dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump, ông Liu nói.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tận dụng tình hình quốc tế đầy sóng gió, trong đó Trung Quốc hiện đang ở vị thế kém hơn để đạt được các mục tiêu, nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Liu nhận định.

Ding Yifan, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, nói sự kiện trên “chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Canada, dù Bắc Kinh nhiều khả năng chưa có thêm bất cứ hành động đáp trả nào”.

“Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục các đồng minh cùng tham gia chiến lược đối phó Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương”, ông Ding nói.

Ngoài các hoạt động quân sự chung với đồng minh, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden cũng tích cực thúc đẩy chiến lược trong nhóm “Bộ tứ kim cương”, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

Mỹ cũng ký hiệp ước an ninh AUKUS với Anh và Úc, trong đó giúp Úc đóng mới các tàu ngầm hạt nhân bằng công nghệ Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đối phó Trung Quốc, nhóm Bộ tứ sẵn sàng hợp tác đến đâu?

Mỹ giờ đây nên thông qua nhóm "Bộ tứ" để tập trung nhiều hơn vào các thỏa thuận "tích cực và bao trùm"...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN