Châu Âu đi ngược dòng, trở thành "rốn hút vũ khí" của thế giới

Từ sau cuộc khủng hoảng an ninh ở Ukraine năm 2014, tốc độ nhập khẩu vũ khí của nhiều nước châu Âu đã tăng lên đáng kể. Nhiều chuyên gia lo ngại, số vũ khí nhập khẩu vào châu Âu sẽ còn tăng mạnh hơn nữa, trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine chưa thể tháo gỡ.

Châu Âu ngày càng nhập khẩu nhiều vũ khí khiến giới quan sát lo ngại về nguy cơ bất ổn an ninh (ảnh: SCMP)

Châu Âu ngày càng nhập khẩu nhiều vũ khí khiến giới quan sát lo ngại về nguy cơ bất ổn an ninh (ảnh: SCMP)

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, trong vòng 5 năm qua, châu Âu chứng kiến mức tăng nhập khẩu vũ khí nhanh nhất thế giới. Từ năm 2017 – 2021, trong khi xuất khẩu vũ khí toàn cầu giảm 4,6%, mức chi mua sắm vũ khí của châu Âu lại tăng 19%.

Siemon Wezeman – chuyên gia cao cấp tại SIPRI – cho rằng, châu Âu đang đi “ngược dòng” thế giới khi chi tiêu ngày càng nhiều cho vũ khí.

“Châu Âu đang trở thành ‘rốn hút vũ khí mới’”, ông Wezeman nhận xét.

“Châu Âu đang tăng chi tiêu quân sự không chỉ một chút mà rất nhiều. Châu Âu muốn có nhiều vũ khí hơn và phần lớn sẽ đến từ nguồn nhập khẩu”, ông Wezeman nói thêm.

Theo SIPRI, việc tăng nhập khẩu vũ khí của châu Âu chủ yếu đến từ lo ngại tình hình an ninh ở khu vực. Tên lửa, pháo phản lực, máy bay chiến đấu, đặc biệt là tiêm kích F-35 của Mỹ đang là mặt hàng vũ khí được nhiều nước châu Âu ưa chuộng. Năm 2022, Đức, Phần Lan và Đan Mạch là 3 nước đã công bố kế hoạch tăng chi tiêu cho hoạt động quốc phòng.

SIPRI nhận định, châu Âu bắt đầu xu hướng tăng nhập khẩu vũ khí kể từ sau khủng hoảng chính trị năm 2014 ở Ukraine, dẫn đến việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và 2 tỉnh miền đông Donetsk và Lugansk ly khai.

“Trong vòng 5 năm trở lại đây, thị phần của châu Âu trong thương mại vũ khí toàn cầu đã tăng từ 10 lên 13% và sẽ còn tiếp tục tăng”, ông Wezeman nói.

Theo SIPRI, từ năm 2017, châu Âu đã chi gần 100 tỷ USD để mua vũ khí mỗi năm.

Máy bay chiến đấu là loại vũ khí đang được châu Âu ưa chuộng (ảnh: SCMP)

Máy bay chiến đấu là loại vũ khí đang được châu Âu ưa chuộng (ảnh: SCMP)

Nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho châu Âu và lớn nhất thế giới là Mỹ với hơn 39% doanh thu toàn cầu. Nga xếp thứ 2 với 19% doanh thu xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Tuy nhiên, thị phần cung cấp vũ khí của Nga đang ngày càng giảm do Trung Quốc – khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Moscow – dần tự chủ được việc sản xuất vũ khí.

Theo ông Wezeman, việc dần bị “cô lập” do các lệnh trừng phạt từ phương Tây sau chiến dịch quân sự ở Ukraine có thể khiến doanh thu bán vũ khí của Nga thiệt hại đáng kể.

6 nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới hiện nay là Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pakistan và Nhật Bản.

Các đơn hàng vũ khí đến Trung Đông cũng sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới khi giá dầu tăng mạnh kể từ thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine (24.2).

Nguồn: [Link nguồn]

Hiện trường vụ quân đội Nga không kích căn cứ quân sự Ukraine ”sát vách” NATO

Chính quyền Lviv cho biết, vào khoảng 6 giờ sáng ngày 13.3, quân đội Nga đã bất ngờ không kích vào thành phố. Mục tiêu là Trung tâm An ninh và Gìn giữ hòa bình Quốc tế (IPSC) ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN